Trang thông tin điện tử

Huyện Bình Sơn

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bình Sơn: Nông dân trồng hành mất trắng do sâu bệnh gây hại

Những năm qua, cây hành tím được nông dân Bình Hải( Bình Sơn) chú trọng phát triển, xem đây là cây trồng chủ lực, đem lại nguồn thu nhập cao cho gia đình. Hiện nay nông dân địa phương đang bước vào vụ hành thứ 2 của năm 2022;  thế nhưng, người trồng hành đang đối mặt với nguy cơ  mất trắng do sâu bệnh gây hại .

Đến thôn Thanh Thủy, nơi được xem là thủ phủ của cây hành ở Bình Hải; mặc dù dưới cái nắng như đỗ lửa nhưng người dân trồng hành vẫn cặm cụi ngoài đồng bắt sâu, phun thuốc chăm sóc diện tích hành bị bệnh.

Chị Nguyễn Thị Sáu, ở  thôn Thanh Thủy, xã Bình Hải cho biết: vụ này gia đình chị trồng 3,5 sào hành. Mấy tuần đầu cây hành phát triển rất xanh tốt; thế nhưng mấy ngày gần đây cây hành bị sâu xanh da láng và dòi đục lá gậy hại. Ruộng hành của chị, sâu bệnh mới phát sinh nên gia đình đầu tư chăm sóc, cố gắng phun thuốc diệt sậu bệnh, hy vọng sẽ cứu được ruộng hành. Từ khi xuống giống đến nay, mới được 14 ngày nhưng gia đình chị đã phun 8 lần thuốc phòng trừ sâu bệnh, với tổng chi phí gần 4 triệu đồng. Nhiều hộ trồng hành bên cạnh  ruộng của chị đã bị mất trắng.

                         ( Sâu đẻ trứng bên trong lá hành)

                   ( Sâu dày đặc trong ruộng hành)

Anh Nguyễn Thành, cùng ở thôn Thanh Thủy, xã Bình Hải đang rầu rỉ ngồi bên ruộng hành, nhìn sâu bệnh gây hại nhưng bất lực. Anh Thành cho biết: Vụ này gia đình trồng gần 3 sào hành, khi cây được 2 tuần tuổi  thì sâu bắt đầu tấn công ăn hết lá, nhiều bụi trơ trụi chỉ còn lại gốc. Cả ruộng hành đang bắt đầu chuyển sang màu trắng bạc, trụi hết lá. Chi phí giống, phân bón, thuốc trừ sâu đầu tư vào ruộng hành gần 35 triệu coi như mất trắng.

( Ruộng hành của anh Nguyễn Thành gần như mất trắng)

Theo nhiều hộ trồng hành,  từ bao năm nay, chưa năm nào bị sâu xanh da láng và dòi đục lá gây hại dẫn đến mất trắng như năm nay. Bình quân mỗi bụi hành có từ 10 đến 15 con sâu.  Khi phát hiện sâu bệnh bà con nông dân phun xịt thuốc hàng ngày, nhưng mỗi ngày, sâu lại sinh sôi phát triển nhiều hơn. Bởi sâu nằm trong lá hành, nên khi phun thuốc, sâu ít bị nhiễm thuốc và chính vì nằm trong thân của lá nên càng dễ sinh sôi.

( Nông dân chong đèn bắt bướm để hạn chế sâu bệnh)

Ông Phạm Cầu, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Hải cho biết: Gần 10 năm qua, cây hành luôn cho thu nhập kinh tế cao nên được xem là chủ lực của người dân địa phương. Mỗi vụ nông dân canh tác từ 80 đến 100 ha cho sản lượng trên gần 1000 tấn. Một năm có thể làm từ 3 đến 4 vụ, phụ thuộc vào điều kiện thời tiết.  Riêng trong vụ hành này, bà con nông dân xuống giống trồng 80 ha, có ruộng hành đã lên xanh hơn 1 gang tay, nhưng có ruộng, hành chỉ mới mọc. Một số hộ thấy sâu bệnh gây hại nên cũng chưa dám xuống giống. Trước tình hình sâu bệnh phát sinh gây hại trên hành, xã Bình Hải đã mời Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh; Trung tâm dịch vụ nông Nghiệp huyện Bình Sơn về hướng dẫn tập huấn phòng trừ sâu bệnh cho nông dân.

          ( Nông dân phun thuốc phòng trừ sâu bệnh)

Xã Bình Hải cũng đã khuyến cáo bà con nông dân, nếu hộ nào chưa xuống giống trồng hành vụ này thì ngưng lại một thời gian, hoặc chuyển đổi sang cây trồng khác; đồng thời khuyến cáo nông dân trong các vụ tiếp theo nên xuống giống đồng loạt, khi có sâu bệnh thì cũng phun thuốc đồng loạt để hạn chế sâu gây hại hết ruộng hành này rồi sang qua ruộng hành khác. Trước mắt, bà con nông dân tăng cường thêm đèn điện xung quanh ruộng hành để diệt bướm ngăn ngừa sinh sản, hạn chế sâu bệnh phát sinh./.

Bài, ảnh: Nguyên Hương


Kết quả giải quyết hồ sơ

Thống kê truy cập

Đang online: 87
Hôm nay: 303
Hôm qua: 4.445
Năm 2025: 385.138
Tất cả: 385.159