Truy cập nội dung luôn

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH SƠN

Chi tiết thủ tục

Tên thủ tục Thủ tục điều chỉnh thiết kế, dự toán công trình lâm sinh (đối với công trình lâm sinh thuộc dự án do Chủ tịch UBND cấp huyện, UBND cấp xã quyết định đầu tư)
Loại thủ tục LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP
Cơ quan thực hiện UBND huyện Bình Sơn
Cấp thực hiện
Trình tự thực hiện
Cách thức thực hiện
Thành phần số lượng hồ sơ
Biểu mẫu tờ khai
Thời hạn giải quyết
Đối tượng thực hiện
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính a) Trình tự thực hiện: - Bước 1: Chủ đầu tư là các tổ chức, đơn vị thuộc huyện quản lý chịu trách nhiệm tổ chức lập hồ sơ thiết kế, dự toán công trình lâm sinh điều chỉnh, gửi hồ sơ (thành phần, số lượng hồ sơ theo quy định) về phòng/ban chức năng của huyện tổ chức thẩm định, trình Chủ tịch UBND huyện, cấp xã phê duyệt. - Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, phòng/ban chức năng của huyện phải tổ chức thẩm định và có báo cáo thẩm định, dự thảo quyết định phê duyệt và trình Chủ tịch UBND huyện, chủ tịch UBND cấp xã phê duyệt; - Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đã thẩm định, UBND huyện, cấp xã quyết định phê duyệt điều chỉnh hồ sơ thiết kế và dự toán công trình lâm sinh và trả kết quả cho các tổ chức trong 3 ngày làm việc. b) Cách thức thực hiện: - Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc thông qua dịch vụ công trực tuyến. - Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Vào các ngày làm việc trong tuần, trừ ngày lễ, tết theo quy định. Buổi sáng: Từ 07h00 đến 11h30. Buổi chiều: Từ 13h30 đến 17h00. c) Thành phần, số lượng hồ sơ: Thành phần hồ sơ: - Tờ trình đề nghị phê duyệt thiết kế, dự toán theo mẫu số 01 Phụ lục IV ban hành kè;m theo Thông tư số 23/2016/TT-BNNPTNT . - Hồ sơ thiết kế, dự toán công trình lâm sinh: + Thuyết minh thiết kế công trình lâm sinh được lập theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kè;m theo Thông tư số 23/2016/TT-BNNPTNT . + Thiết kế công trình lâm sinh, gồm: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ thiết kế công trình lâm sinh tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000, được lập trên nền bản đồ địa hình theo hệ quy chiếu VN 2.000, có lưới tọa độ, số hiệu tiểu khu, khoảnh, lô; thể hiện đường đồng mức, hiện trạng, các vật thể chuẩn (sông suối, đường giao thông, băng cản lửa, trạm bảo vệ rừng,...) và các nội dung hướng dẫn tại Phụ lục II Thông tư số 23/2016/TT-BNNPTNT . + Dự toán công trình lâm sinh được lập theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 23/2016/TT-BNNPTNT . - Các văn bản có liên quan (quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định phê duyệt dự án đầu tư và các tài liệu khác có liên quan). Số lượng hồ sơ: 05 bộ. d) Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 23 ngày làm việc. đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ đầu tư các dự án do Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư. e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND cấp huyện. g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định điều chỉnh phê duyệt hồ sơ thiết kế, dự toán công trình lâm sinh. h) Lệ phí: Không. i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: - Đề cương thuyết minh thiết kế công trình lâm sinh ban hành kè;m theo Thông tư số 23/2016/TT-BNNPTNT. - Mẫu văn bản liên quan đến lập, thẩm định, phê duyệt, nghiệm thu công trình lâm sinh ban hành kè;m theo Thông tư số 23/2016/TT-BNNPTNT. k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không. l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: - Luật đầu tư công ngày 18/6/2014; - Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 3/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng; - Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư công; - Thông tư số 23/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số nội dung quản lý công trình lâm sinh. PHỤ LỤC I ĐỀ CƯƠNG THUYẾT MINH THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH LÂM SINH (Ban hành kè;m theo Thông tư số 23/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 06 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) I.1. ĐỀ CƯƠNG CHUNG 1. Tên công trình lâm sinh: Xác định công trình lâm sinh là trồng rừng, nuôi dưỡng rừng, cải tạo rừng,... 2. Thuộc dự án: Tên dự án, số quyết định phê duyệt, ngày tháng ban hành. 3. Mục tiêu: Xác định rõ mục tiêu của công trình lâm sinh: xây dựng dựng nhằm mục đích phòng hộ, đặc dụng, sản xuất.... 4. Địa điểm xây dựng: Theo địa danh (tỉnh, huyện, xã), theo hệ thống đơn vị tiểu khu, khoảnh, lô. 5. Chủ quản đầu tư: cấp quyết định đầu tư. 6. Chủ đầu tư, chủ khu đất, chủ khu rừng: nếu đất rừng được giao, khoán rừng cho hộ gia đình và cộng đồng thì chủ khu đất, khu rừng thuộc hộ gia đình hoặc cộng đồng). 7. Cơ sở pháp lý và tài liệu liên quan: những tài liệu liên quan trực tiếp đến dự án lâm sinh bao gồm: - Quy hoạch và kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương đã được phê duyệt; - Dự án bảo vệ và phát triển rừng; - Các văn bản liên quan khác. 8. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội a) Vị trí địa lý: khu đất thuộc tiểu khu, khoảnh, lô rừng. b) Đặc điểm địa hình, đất đai, thực bì. c) Tình hình khí hậu, thủy văn và các điều kiện tự nhiên khác trong vùng: xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tác nghiệp trong dự án lâm sinh như: những tháng để trồng rừng, tháng tiến hành nuôi dưỡng rừng,.... d) Điều kiện về kinh tế, xã hội: khái quát những nét cơ bản, liên quan trực tiếp đến hoạt động tác nghiệp công trình lâm sinh. 9. Nội dung thiết kế: Nêu nội dung thiết kế từng công trình lâm sinh cụ thể theo hướng dẫn tại mục 1.2 Phụ lục này, gồm: a) Thiết kế trồng rừng b) Thiết kế cải tạo rừng ……………………………….. 10. Thời gian thực hiện, gồm: thời gian khởi công và hoàn thành; nội dung hoạt động từng năm (nếu công trình kéo dài nhiều năm); chi tiết các hoạt động theo tháng (nếu công trình thực hiện một năm). STT Hạng mục ĐVT (ha/lượt ha) Khối lượng Kế hoạch thực hiện Năm... Năm... Năm... 1 2 11. Các yêu cầu về vốn đầu tư, nguồn vốn 11.1. Tính toán nhu cầu vốn đầu tư: Việc tính toán nhu cầu vốn đầu tư được tiến hành theo từng lô. Những lô có điều kiện tương tự nhau được gộp chung thành nhóm. Nhu cầu vốn cho từng công trình lâm sinh được tính chi phí trực tiếp cho từng lô, sau khi nhân với diện tích sẽ tổng hợp và tính các chi phí cần thiết khác. Stt Hạng mục Số tiền (1.000 đ) TỔNG (I+II+...+ VI) I Chi phí xây dựng 1 Chi phí trực tiếp 1.1 Chi phí nhân công Xử lý thực bì Đào hố Vận chuyển cây con thủ công Phát đường ranh cản lửa Trồng dặm … …. 1.2 Chi phí máy Đào hố bằng máy Vận chuyển cây con bằng cơ giới Ủi đường ranh cản lửa … … 1.3 Chi phí vật tư, cây giống Cây giống Phân bón Thuốc bảo vệ thực vật … …. 2 Chi phí chung … … 3 Thu nhập chịu thuế tính trước … … 4 Thuế giá trị gia tăng … … II Chi phí thiết bị … … III Chi phí quản lý … … IV Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng … … V Chi phí khác … … VI Chi phí dự phòng … … 11.2. Nguồn vốn đầu tư: Xác định vốn đầu tư theo nguồn vốn: - Vốn Ngân sách Nhà nước; - Vốn Nhà nước ngoài Ngân sách; - Vốn khác (vay ngân hàng, liên doanh, liên kết,...). 12.3. Tiến độ giải ngân STT Nguồn vốn Tổng Năm 1 Năm 2 ….. Năm kết thúc Tổng vốn 1 Vốn Nhà nước 2 Vốn Nhà nước ngoài Ngân sách 3 Vốn khác 12. Tổ chức thực hiện - Phân công trách nhiệm của từng tổ chức cá nhân tham gia từng công việc cụ thể. - Nguồn nhân lực thực hiện: Xác định rõ tổ chức, hoặc hộ gia đình của thôn, xã hoặc cộng đồng dân cư thôn thực hiện. I.2. NỘI DUNG THIẾT KẾ CỤ THỂ A. HẠNG MỤC TRỒNG RỪNG I. Điều tra, khảo sát và thiết kế trồng rừng 1. Công tác chuẩn bị a) Thu thập tài liệu có liên quan - Bản đồ địa hình có hệ tọa độ gốc VN 2.000 có tỷ lệ 1/10.000; 1/25.000. - Báo cáo nghiên cứu khả thi, bản đồ hiện trạng và quy hoạch của dự án được phê duyệt; - Định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng và định mức kinh tế kỹ thuật xây dựng cơ bản khác có liên quan của trung ương và địa phương; - Tài liệu, văn bản khác có liên quan đến công tác thiết kế. b) Dụng cụ kỹ thuật, văn phòng phẩm, bao gồm: Máy định vị GPS, thiết bị đo vẽ, dao phát, phiếu điều tra thu thập số liệu,... c) Chuẩn bị lương thực, thực phẩm, phương tiện, tư trang... d) Lập kế hoạch thực hiện: về nhân sự, kinh phí, thời gian thực hiện. 2. Công tác ngoại nghiệp a) Sơ bộ khảo sát, xác định hiện trường khu thiết kế trồng rừng. b) Xác định ranh giới tiểu khu, khoảnh (hoặc ranh giới khu thiết kế), lô trên thực địa. c) Đo đạc các đường ranh giới tiểu khu, khoảnh, lô thiết kế; lập bản đồ thiết kế ngoại nghiệp và đóng cọc mốc trên các đường ranh giới. d) Đóng mốc: Tại điểm các đường ranh giới tiểu khu, đường khoảnh, đường lô giao nhau và trên đường ranh giới lô khi thay đổi góc phương vị phải đóng cọc mốc, trên mốc ghi số hiệu tiểu khu, khoảnh, lô và diện tích lô. Vật liệu làm mốc là các loại gỗ cứng hoặc cọc bê tông: mốc tiểu khu, đường kính 15 cm, cao 1,0 m, chôn sâu 0,5 m. Mốc khoảnh đường kính 12 cm, cao 1,0 m, chôn sâu 0,5 m và mốc lô đường kính 10 cm, cao 0,8 m, chôn sâu 0,4 m. đ) Khảo sát các yếu tố tự nhiên: - Địa hình: Độ cao (tuyệt đối, tương đối), hướng dốc, độ dốc; - Đất đai: đá mẹ; loại đất, đặc điểm của đất; độ dày tầng đất mặt; thành phần cơ giới: nhẹ, trung bình, nặng; tỷ lệ đá lẫn: %; độ nén chặt: tơi xốp, chặt, cứng rắn; đá nổi: %; tình hình xói mòn mặt: yếu, trung bình, mạnh; - Thực bì: loại thực bì; loài cây ưu thế; chiều cao trung bình (m); tình hình sinh trưởng (tốt, trung bình, xấu); độ che phủ; cấp thực bì; - Cự ly vận chuyển cây con (m) và phương tiện vận chuyển; - Cự ly đi làm (m) và phương tiện đi lại. e) Thiết kế công trình phòng chống cháy rừng. g) Thu thập các tài liệu về dân sinh kinh tế xã hội. h) Hoàn chỉnh tài liệu ngoại nghiệp. i) Xác định các công trình hạ tầng cơ sở kỹ thuật: Vườn ươm, lán trại, đường vận chuyển cây con... 3. Công tác nội nghiệp a) Xác định biện pháp kỹ thuật trồng rừng. b) Xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. c) Tính chi phí đầu tư cho 01 ha, từng lô, kế hoạch trồng rừng trong từng năm và toàn bộ thời gian thực hiện. (Các số liệu điều tra, tính toán được thống kê theo hệ thống mẫu biểu quy định tại Phần II mục này). d) Bản đồ hiện trạng sử dụng đất những lô thuộc dự án trồng rừng thể hiện: tử số là số lô (có thể là số Ả Rập hoặc chữ cái Latinh viết thường tùy theo quy định của địa phương) - trạng thái đất trồng rừng (Ia, Ib, Ic), loại đất (địa hình, độ dốc, đá mẹ, độ dày tầng đất, tỷ lệ đá lẫn). Mẫu số là diện tích lô. Thí dụ: (lô 3, trạng thái Ib, độ dốc cấp III, 30% đá lẫn, diện tích 9.2 ha) e) Bản đồ thiết kế trồng rừng: Lô trồng rừng thể hiện tử số là số lô-TR-loài cây trồng, mẫu số là diện tích. Thí dụ: g) Xây dựng báo cáo thuyết minh thiết kế trồng rừng. II. Hệ thống biểu kè;m theo thuyết minh thiết kế trồng rừng Biểu 1: Khảo sát các yếu tố tự nhiên, sản xuất Tiểu khu: Khoảnh: Hạng mục Khảo sát Lô.... Lô.... Lô.... 1. Địa hình - Độ cao (tuyệt đối, tương đối) - Hướng dốc - Độ dốc 2. Đất a. Vùng đồi núi. - Đá mẹ - Loại đất, đặc điểm của đất. - Độ dày tầng đất mặt: m - Thành phần cơ giới: nhẹ, trung bình, nặng - Tỷ lệ đá lẫn: % - Độ nén chặt: tơi xốp, chặt, cứng rắn. - Đá nổi: % - Tình hình xói mòn mặt: yếu, trung bình, mạnh b. Vùng ven sông, ven biển: - Vùng bãi cát: + Thành phần cơ giới: cát thô, cát mịn, cát pha đất. + Tình hình di động của cát: di động, bán di động, cố định + Độ dày tầng cát. + Thời gian bị ngập nước. + Loại nước: ngọt, mặn, lợ. - Vùng bãi lầy: + Độ sâu tầng bùn. + Độ sâu ngập nước. + Loại nước: ngọt, mặn, lợ. + Thời gian bị ngập nước, chế độ thủy triều. 3. Thực bì - Loại thực bì. - Loài cây ưu thế. - Chiều cao trung bình (m). - Tình hình sinh trưởng (tốt, trung bình, xấu). - Độ che phủ. 4. Cự ly vận chuyển cây con (m) và phương tiện vận chuyển. 5. Cự ly đi làm (m) và phương tiện đi lại Biểu 2: Thiết kế trồng, chăm sóc rừng năm thứ nhất Tiểu khu: Khoảnh: Biện pháp kỹ thuật Lô thiết kế Lô ... Lô... … I. Xử lý thực bì: 1. Phương thức 2. Phương pháp 3. Thời gian xử lý II. Làm đất: 1. Phương thức: - Cục bộ - Toàn diện 2. Phương pháp (cuốc đất theo hố, kích thước hố, lấp hố...): - Thủ công - Cơ giới - Thủ công kết hợp cơ giới 3. Thời gian làm đất III. Bón lót phân 1. Loại phân 2. Liều lượng bón 3. Thời gian bón IV. Trồng rừng: 1. Loài cây trồng 2. Phương thức trồng 3. Phương pháp trồng 4. Công thức trồng 5. Thời vụ trồng 6. Mật độ trồng: - Cự ly hàng (m) - Cự ly cây (m) 7. Tiêu chuẩn cây giống (chiều cao, đường kính cổ rễ, tuổi) 8. Số lượng cây giống, hạt giống (kể cả trồng dặm) V. Chăm sóc, bảo vệ năm đầu: 1. Lần thứ nhất: (tháng ….. đến tháng …..) - Nội dung chăm sóc: + ... 2. Lần thứ 2, thứ 3...: Nội dung chăm sóc như lần thứ nhất hoặc tùy điều kiện chỉ vận dụng nội dung thích hợp 3. Bảo vệ: - ….. Biểu 3: Thiết kế chăm sóc bảo vệ rừng trồng năm thứ 2, 3... Tiểu khu: Khoảnh: Hạng mục Vị trí tác nghiệp Lô Lô Lô I. Đối tượng áp dụng (rừng trồng năm thứ II, III, vườn thực vật ..v.v..) II. Chăm sóc: 1. Lần thứ nhất (tháng .... đến ... tháng....) a. Trồng dặm. b. Phát thực bì: (toàn diện, theo băng, theo hố, hoặc không cần phát). c. Làm cỏ, xới đất, vun gốc, cày bừa đất v.v... d. Bón phân: (loại phân bón, liều lượng, kỹ thuật bón...) ……………… 2. Lần thứ 2, thứ 3,...: nội dung chăm sóc tương tự như lần thứ nhất hoặc tùy điều kiện chỉ vận dụng nội dung thích hợp. III. Bảo vệ: 1. Tu sửa đường băng cản lửa. 2. Phòng chống người, gia súc phá hoại …………………………….. …………………………….. Biểu 4: Chi phí trực tiếp cho trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng trồng 1. Tiểu khu: 4. Diện tích (ha): 2. Khoảnh: 5. Chi phí (1.000 đ): 3. Lô: TT Hạng mục Đơn vị tính Định mức Khối lượng Đơn giá Thành tiền Căn cứ xác định định mức, đơn giá (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) A Tổng = B Diện tích lô B Dự toán/ha (I+II) I Chi phí trồng rừng 1 Chi phí nhân công Xử lý thực bì Đào hố Lấp hố Vận chuyển cây con thủ công Vận chuyển và bón phân Phát đường ranh cản lửa Trồng dặm … 2 Chi phí máy thi công Đào hố bằng máy Vận chuyển cây con bằng cơ giới Ủi đường ranh cản lửa Chi phí trực tiếp khác 3 Chi phí vật liệu Cây giống Phân bón Thuốc bảo vệ thực vật … II Chi phí chăm sóc và bảo vệ rừng trồng 1 Năm thứ hai Công chăm sóc, bảo vệ Vật tư ……. 2 Năm thứ ba Công chăm sóc, bảo vệ Vật tư ………. 3 Năm thứ ... Công chăm sóc, bảo vệ Vật tư ……………. Biểu 5: Tổng hợp khối lượng thực hiện STT Hạng mục ĐVT (ha/lượt ha) Khối lượng Kế hoạch thực hiện Ghi chú Năm... Năm... Năm... 1 2 B. CẢI TẠO RỪNG TỰ NHIÊN NGHÈ;O KIỆT I. Lập thiết kế cải tạo rừng 1. Công tác chuẩn bị Thực hiện như đối với công tác chuẩn bị thiết kế trồng rừng. 2. Điều tra ngoại nghiệp a) Khảo sát xác định hiện trường khu thiết kế cải tạo rừng, xem xét sự phân bố của tài nguyên rừng, đánh giá mức độ phù hợp về đối tượng cải tạo. b) Phát đường ranh giới tiểu khu (nếu đường tiểu khu nằm trong vùng thiết kế) hoặc đường bao, đường khoảnh, đường lô khu thiết kế để tạo thuận lợi cho quá trình tác nghiệp ngoài hiện trường. c) Đo đạc để xây dựng bản đồ: - Dùng máy định vị GPS cầm tay đo đạc toàn bộ đường ranh giới bao khu vực thiết kế, khoảnh, lô. Các điểm xác định tọa độ phải có mốc đo đạc. d) Đóng mốc: Tại điểm, các đường ranh giới tiểu khu, đường khoảnh, đường lô giao nhau và trên đường ranh giới lô khi thay đổi góc phương vị phải đóng cọc mốc, trên mốc ghi số hiệu tiểu khu, khoảnh, lô và diện tích lô. Vật liệu làm mốc là các loại gỗ cứng hoặc cọc bê tông: Đối với mốc tiểu khu, đường kính 15 cm, cao 1,0 m, chôn sâu 0,5 m. Mốc khoảnh đường kính 12 cm, cao 1,0 m, chôn sâu 0,5 m và mốc lô đường kính 10 cm, cao 0,8 m, chôn sâu 0,4 m. e) Điều tra tài nguyên rừng. Tất cả các lô rừng thiết kế cải tạo phải điều tra xác minh tài nguyên rừng. - Phương pháp rút mẫu: Rút mẫu theo phương pháp hệ thống cho từng lô; tỷ lệ rút mẫu: 5% diện tích lô. Tối thiểu 3 ô tiêu chuẩn/lô; - Diện tích ô tiêu chuẩn: 500 m2, kích thước 20 m x 25 m. - Nội dung điều tra trong ô tiêu chuẩn: + Đo đường kính: Đo đường kính của tất cả những cây gỗ có đường kính D1,3 ≥ 6 cm; đo theo cấp kính 2 cm hoặc 4 cm. Xác định tên cây, phẩm chất từng cây theo 3 cấp (Tốt, trung bình, xấu); + Đo chiều cao vút ngọn của 3 cây sinh trưởng bình thường ở gần tâm ô tiêu chuẩn. Nếu số cây đo chiều cao trong các ô tiêu chuẩn của cùng một trạng thái chưa đủ 3 cây cho một cấp đường kính thì phải đo bổ sung thêm. g) Xác định sơ bộ các biện pháp kỹ thuật. Trên cơ sở hiện trạng rừng, xác định sơ bộ các biện pháp kỹ thuật cải tạo rừng, loài cây trồng đối với từng lô. h) Xác định các công trình hạ tầng cơ sở kỹ thuật: Vườn ươm, lán trại, đường vận chuyển cây con... 3. Tính toán nội nghiệp - Tính toán sản lượng khai thác tận dụng thực hiện theo quy định hiện hành về thiết kế khai thác. - Trên cơ sở các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá hiện hành, dự toán cho 1 ha, cho từng lô cải tạo và tổng dự toán cho toàn bộ diện tích. - Các số liệu điều tra, tính toán được thống kê theo mẫu biểu quy định trong phần II của mục này. - Xây dựng bản đồ. - Xây dựng báo cáo thuyết minh thiết kế cải tạo rừng. II. Hệ thống biểu kè;m theo Biểu 1: Hiện trạng tự nhiên đối tượng rừng cải tạo Tiểu khu: Khoảnh: Hạng mục Khảo sát Lô.... Lô.... Lô.... 1. Địa hình - Độ cao (tuyệt đối, tương đối) - Hướng dốc - Độ dốc 2. Đất a. Vùng đồi núi. - Đá mẹ - Loại đất, đặc điểm của đất. - Độ dày tầng đất mặt: m - Thành phần cơ giới: nhẹ, trung bình, nặng - Tỷ lệ đá lẫn: % - Độ nén chặt: tơi xốp, chặt, cứng rắn. - Đá nổi: % - Tình hình xói mòn mặt: yếu, trung bình, mạnh b. Vùng ven sông, ven biển: - Vùng bãi cát: + Thành phần cơ giới: cát thô, cát mịn, cát pha đất. + Tình hình di động của cát: di động, bán di động, cố định + Độ dày tầng cát. + Thời gian bị ngập nước. + Loại nước: ngọt, mặn, lợ. - Vùng bãi lầy: + Độ sâu tầng bùn. + Độ sâu ngập nước. + Loại nước: ngọt, mặn, lợ. + Thời gian bị ngập nước, chế độ thủy triều. 3. Thực trạng rừng - Trạng thái rừng - Trữ lượng rừng (m3/ha) - Chiều cao trung bình (m). - Đường kính trung bình - Độ tàn che 4. Cự ly vận chuyển cây con (m) và phương tiện vận chuyển. 5. Cự ly đi làm (m) và phương tiện đi lại Biểu 2: Các chỉ tiêu về sinh khối rừng cần cải tạo Tiểu khu: Khoảnh: Chỉ tiêu Lô Lô Lô Lô Lô 1. Phân bố số cây theo cấp đường kính 8cm - 20cm 21cm - 30cm 31 - 40cm >40cm Tổng số 2. Tổ thành theo số cây Loài 1 Loài 2 Loài 3 ……….. Tổng số 3. Tổ thành theo trữ lượng gỗ Loài 1 Loài 2 Loài 3 …………. Tổng số 4. Tổ thành theo nhóm gỗ Nhóm gỗ I Nhóm gỗ II Nhóm gỗ III ………. Tổng số (Tổ thành theo loài cây xác định cho 10 loài từ cao nhất trở xuống) Biểu 3: Sản lượng gỗ tận dụng trong các lô rừng cải tạo Tiểu khu: Khoảnh: Chỉ tiêu Lô Lô Lô Tổng số 1. Sinh khối - Trữ lượng cây đứng bình quân/ha - Diện tích lô - Trữ lượng cây đứng/lô 2. Sản lượng tận thu/lô - Gỗ lớn - Gỗ nhỏ - Củi 3. Sản lượng tận thu theo nhóm gỗ Nhóm gỗ I Nhóm gỗ II Nhóm gỗ III ….. Tổng số Biểu 4: Thiết kế cải tạo rừng và chăm sóc năm thứ nhất Tiểu khu: Khoảnh: Biện pháp kỹ thuật Lô thiết kế Lô ... Lô... … I. Xử lý thực bì: 1. Phương thức 2. Phương pháp 3. Thời gian xử lý II. Làm đất: 1. Phương thức: - Cục bộ - Toàn diện 2. Phương pháp (cuốc đất theo hố, kích thước hố, lấp hố...): - Thủ công - Cơ giới - Thủ công kết hợp cơ giới 3. Thời gian làm đất III. Bón lót phân 1. Loại phân 2. Liều lượng bón 3. Thời gian bón IV. Trồng rừng: 1. Loài cây trồng 2. Phương thức trồng 3. Phương pháp trồng 4. Công thức trồng 5. Thời vụ trồng 6. Mật độ trồng: - Cự ly hàng (m) - Cự ly cây (m) 7. Tiêu chuẩn cây giống (chiều cao, đường kính cổ rễ, tuổi) 8. Số lượng cây giống, hạt giống (kể cả trồng dặm) V. Chăm sóc, bảo vệ năm đầu: 1. Lần thứ nhất: (tháng ….. đến tháng …..) - Nội dung chăm sóc: + ... 2. Lần thứ 2, thứ 3...: Nội dung chăm sóc như lần thứ nhất hoặc tùy điều kiện chỉ vận dụng nội dung thích hợp 3. Bảo vệ: - ….. Biểu 5: Thiết kế chăm sóc bảo vệ rừng trồng năm thứ 2, 3... Tiểu khu: Khoảnh: Hạng mục Công thức kỹ thuật Lô Lô Lô I. Đối tượng áp dụng (rừng trồng năm thứ II, III, vườn thực vật ..v.v..) II. Chăm sóc: 1. Lần thứ nhất (tháng .... đến .. .tháng....) a. Trồng dặm. b. Phát thực bì: (toàn diện, theo băng, theo hố, hoặc không cần phát). c. Làm cỏ, xới đất, vun gốc, cày bừa đất v.v... d. Bón phân: (loại phân bón, liều lượng, kỹ thuật bón.,.) 2. Lần thứ 2, thứ 3,...: nội dung chăm sóc tương tự như lần thứ nhất hoặc tùy điều kiện chỉ vận dụng nội dung thích hợp. III. Bảo vệ: 1. Phòng chống lửa: làm mới, tu sửa đường băng cản lửa. 2. Phòng chống người, gia súc phá hoại: - -------- - -------- Biểu 6: Chi phí trực tiếp cho cải tạo rừng và chăm sóc bảo vệ rừng trồng 1. Tiểu khu: 4. Diện tích: 2. Khoảnh: 5. Chi phí 3. Lô: STT Hạng mục Đơn vị tính Định mức Khối lượng Đơn giá Thành tiền Căn cứ xác định định mức, đơn giá (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) A Tổng = B Diện tích lô B Dự toán/ha (I+II) I Chi phí trồng rừng 1 Chi phí nhân công Xử lý thực bì Lấp hố Đào hố Vận chuyển cây con thủ công Vận chuyển và bón phân Phát đường ranh cản lửa Trồng dặm …. 2 Chi phí máy thi công Đào hố bằng máy Vận chuyển cây con bằng cơ giới Ủi đường ranh cản lửa Chi phí trực tiếp khác 3 Chi phí vật liệu Cây giống Phân bón Thuốc bảo vệ thực vật …. II Chi phí chăm sóc và bảo vệ rừng cải tạo 1 Năm thứ hai Công chăm sóc, bảo vệ Vật tư 2 Năm thứ ba Công chăm sóc, bảo vệ Vật tư 3 Năm thứ ... Công chăm sóc, bảo vệ Vật tư Biểu 7: Tổng hợp khối lượng thực hiện STT Hạng mục ĐVT (ha/lượt ha) Khối lượng Kế hoạch thực hiện Ghi chú Năm... Năm... Năm... 1 2 C. HẠNG MỤC KHOANH NUÔI TÁI SINH TỰ NHIÊN VÀ KHOANH NUÔI TÁI SINH CÓ TRỒNG BỔ SUNG I. Lập thiết kế 1. Công tác chuẩn bị Thực hiện như đối với công tác chuẩn bị trồng rừng. 2. Công tác ngoại nghiệp a) Sơ thám khảo sát xác định hiện trường khu thiết kế khoanh nuôi tái sinh; b) Xác định đối tượng khoanh nuôi tái sinh; c) Xác định sơ bộ ranh giới tiểu khu, khoảnh (hoặc ranh giới khu thiết kế), ranh giới lô trên thực địa; d) Đo đạc đường ranh giới tiểu khu, khoảnh, đường lô và đóng mốc bảng; e) Điều tra thu thập số liệu về đất, hiện trạng thực bì và khả năng tái sinh, nguồn giống; g) Thu thập số liệu về dân sinh kinh tế xã hội của khu vực thiết kế. 3. Công tác nội nghiệp a) Tính toán diện tích lô thiết kế và tổng diện tích kế hoạch thực hiện trong năm; b) Xác định các biện pháp lâm sinh, trồng bổ sung (nếu có) và các biện pháp quản lý bảo vệ; c) Xác định thời hạn cần tác động; d) Dự toán kinh phí cho 01 ha; cho từng lô, từng biện pháp tác động và cho toàn bộ kế hoạch thực hiện trong năm; e) Lập bản đồ; g) Các số liệu điều tra, tính toán được thống kê theo mẫu biểu quy định tại phần II mục này; h) Xây dựng báo cáo thuyết minh. II. Biểu kè;m theo thuyết minh khoanh nuôi tái sinh tự nhiên, KNTS có trồng bổ sung cây lâm nghiệp Biểu 1: Khảo sát các yếu tố tự nhiên, sản xuất Tiểu khu: Khoảnh: Hạng mục Khảo sát Lô…. Lô.... Lô.... 1. Địa hình - Độ cao (tuyệt đối, tương đối) - Hướng dốc - Độ dốc 2. Đất - Đá mẹ - Loại đất, đặc điểm của đất. - Độ dày tầng đất mặt: m - Thành phần cơ giới: nhẹ, trung bình, nặng - Tỷ lệ đá lẫn: % - Độ nén chặt: tơi xốp, chặt, cứng rắn. - Đá nổi: % - Tình hình xói mòn mặt: yếu, trung bình, mạnh 3. Thực bì - Loại thực bì. - Loài cây ưu thế. - Chiều cao trung bình (m). - Tình hình sinh trưởng (tốt, trung bình, xấu). - Độ che phủ. - Mật độ tái sinh mục đích có chiều cao > 50 cm (cây/ha) - Gốc cây mẹ có khả năng tái sinh chồi (gốc/ha) - Cây mẹ có khả năng gieo giống tại chỗ (cây/ha) 4. Cự ly vận chuyển cây con (m) và phương tiện vận chuyển. 5. Cự ly đi làm (m) và phương tiện đi lại. Biểu 2: Thiết kế biện pháp tác động Tiểu khu: Khoảnh: Biện pháp kỹ thuật Lô thiết kế Lô ... Lô... ... I. Mức độ tác động thấp II. Mức độ tác động cao 1. Phát dọn dây leo bụi rậm 2. Cuốc xới đất theo rạch, theo đám 3. Tỉa dặm cây mục đích từ chỗ dầy sang chỗ thưa 4. Tra dặm hạt trồng bổ sung các loài cây mục đích 5. Sửa lại gốc chồi và tỉa chồi 6. Phát dọn, vun xới quanh cây mục đích cây trồng BS 7. Chặt bỏ cây cong queo, sâu bệnh, cây phi mục đích Biểu 3: Thiết kế trồng cây bổ sung Tiểu khu: Khoảnh: Biện pháp kỹ thuật Lô thiết kế Lô ... Lô ... I. Xử lý thực bì: 1. Phương thức 2. Phương pháp 3. Thời gian xử lý II. Làm đất: 1. Phương thức: - Cục bộ 2. Phương pháp (cuốc đất theo hố, kích thước hố, lấp hố...): - Thủ công 3. Thời gian làm đất III. Bón lót phân 1. Loại phân 2. Liều lượng bón 3. Thời gian bón IV. Trồng cây bổ sung: 1. Loài cây trồng 2. Phương thức trồng 3. Phương pháp trồng 4. Công thức trồng 5. Thời vụ trồng 6. Mật độ trồng: - Cự ly hàng (m) - Cự ly cây (m) 7. Tiêu chuẩn cây giống (chiều cao, đường kính cổ rễ, tuổi) 8. Số lượng cây giống, hạt giống (kể cả trồng dặm) V. Chăm sóc, bảo vệ năm đầu: 1. Lần thứ nhất: (Tháng ….. đến tháng ……) - Nội dung chăm sóc: + ... 2. Lần thứ 2, thứ 3...: Nội dung chăm sóc như lần thứ nhất hoặc tùy điều kiện chỉ vận dụng nội dung thích hợp 3. Bảo vệ: -…….. Biểu 4: Thiết kế chăm sóc bảo vệ cây trồng bổ sung năm thứ 2, 3... Hạng mục Công thức kỹ thuật I II III I. Đối tượng áp dụng: cây trồng bổ sung năm thứ II, III, II. Chăm sóc: 1. Lần thứ nhất (tháng .... đến ... tháng....) a. Trồng dặm. b. Phát thực bì: (toàn diện, theo băng, theo hố, hoặc không cần phát). c. Làm cỏ, xới đất, vun gốc, cày bừa đất v.v... d. Bón phân: (loại phân bón, liều lượng, kỹ thuật bón...) 2. Lần thứ 2, thứ 3,...: nội dung chăm sóc tương tự như lần thứ nhất hoặc tùy điều kiện chỉ vận dụng nội dung thích hợp. III. Bảo vệ: 1. Phòng chống lửa: làm mới, tu sửa đường băng cản lửa. 2. Phòng chống người, gia súc phá hoại: - ---------- - ---------- Biểu 5: Chi phí trực tiếp khoanh nuôi tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung Tiểu khu: Khoảnh: Lô: Diện tích: TT Hạng mục Đơn vị tính Định mức Khối lượng Đơn giá Thành tiền Căn cứ xác định định mức, đơn giá (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) A Dự toán lô (B DT lô) B Dự toán/ha (I+II) I Chi phí trồng cây bổ sung () 1 Chi phí nhân công Xử lý thực bì Lấp hố Đào hố Vận chuyển cây con thủ công Vận chuyển và bón phân Phát đường ranh cản lửa Trồng dặm … 2 Chi phí máy thi công Đào hố bằng máy Vận chuyển cây con bằng cơ giới Ủi đường ranh cản lửa Chi phí trực tiếp khác 3 Chi phí vật liệu Cây giống Phân bón Thuốc bảo vệ thực vật … II Chi phí chăm sóc và bảo vệ rừng khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung 1 Năm thứ hai Công chăm sóc, bảo vệ Vật tư 2 Năm thứ ba Công chăm sóc, bảo vệ Vật tư 3 Năm thứ ... Công chăm sóc, bảo vệ Vật tư () Chỉ trong trường hợp KNTS có trồng bổ sung Biểu 6: Tổng hợp khối lượng thực hiện STT Hạng mục ĐVT (ha/lượt ha) Khối lượng Kế hoạch thực hiện Ghi chú Năm... Năm... Năm... PHỤ LỤC IV MẪU VĂN BẢN LIÊN QUAN ĐẾN LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT, NGHIỆM THU CÔNG TRÌNH LÂM SINH (Ban hành kè;m theo Thông tư số 23/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 06 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Mẫu số 01 CHỦ ĐẦU TƯ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: ………… ……, ngày….. tháng.... năm …….. TỜ TRÌNH Thẩm định phê duyệt thiết kế, dự toán công trình lâm sinh Kính gửi: Các căn cứ pháp lý: …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… Chủ đầu tư trình thẩm định phê duyệt thiết kế, dự toán công trình lâm sinh với các nội dung chính sau: 1. Tên công trình lâm sinh 2. Thuộc dự án: 3. Chủ đầu tư, hình thức đầu tư - Chủ đầu tư: - Hình thức đầu tư: 4. Địa điểm công trình lâm sinh 5. Mục tiêu của công trình 6. Nội dung và qui mô của công trình ………. 7. Tổng mức đầu tư: Trong đó: a) Chi phí xây dựng b) Chi phí thiết bị c) Chi phí quản lý d) Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng đ) Chi phí khác, gồm e) Chi phí dự phòng …….. 8. Dự toán kinh phí và tiến độ giải ngân STT Nguồn vốn Tổng số Năm 20.. Năm 20.. Năm 20.. Tổng 9. Thời gian, tiến độ thực hiện: Stt Hạng mục Đơn vị tính Năm 20.. Năm 20.. Năm 20.. 10. Tổ chức thực hiện 11. Các nội dung khác: Chủ đầu tư trình... thẩm định phê duyệt thiết kế, dự toán công trình lâm sinh./. Nơi nhận: - Như trên; - Lưu: Chủ đầu tư (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
Mức độ TTHC chưa cung cấp DVCTT
Lệ phí
Phí
Cơ sở pháp lý
Danh sách biểu mẫu Không có file đính kèm

Giải bơi lần này với sự tham gia của 95 vận động viên đến từ 15 đơn vị trên địa bàn huyện tham gia tranh tài 20 bộ huy chương ở 4 nội dung với cự ly  50m, 100 m, 200 m, tiếp sức 4 x 50 mét.

Lễ phát động toàn dân luyện tập môn bơi và phòng, chống đuối nước trẻ em và tổ chức giải Bơi huyện Bình Sơn năm 2024 nhằm đẩy mạnh Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; tuyên truyền, vận động toàn dân, trẻ em tích cực tập luyện thể dục, thể thao, vui chơi giải trí nhằm nâng cao sức khỏe, thể lực, tầm vóc, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, nhân cách, kỹ năng sống, phát triển toàn diện và phòng, chống đuối nước trẻ em.

 Phó Chủ tịch thường trực UBND huyện Bình Sơn Phạm Quang Sự phát biểu tại buổi phát động

Phát biểu khai mạc buổi lễ, Phó Chủ tịch thường trực UBND huyện Bình Sơn Phạm Quang Sự cho biết: Từ đầu năm đến nay trên địa bàn huyện đã xảy ra 03 vụ tai nạn đuối nước làm chết 03 trẻ em và bị thương 02 em. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn đuối nước, trong đó phổ biến nhất là do trẻ không biết bơi, chưa có kỹ năng an toàn bơi và phòng, tránh đuối nước. Vì vậy, biết bơi cơ bản thuần thục không chỉ giúp tự cứu mình trước hiểm họa sông nước, biển hay ao hồ... mà cũng tự tin ứng cứu người khác. Đồng thời đề nghị các cơ quan, đơn vị địa phương, đặc biệt là các trường học trên địa bàn huyện thường xuyên tuyên truyền, vận động các tầng lớp Nhân dân, học sinh tham gia tập luyện môn bơi, phòng chống đuối nước; đặc biệt là trang bị các kỹ năng cơ bản trong phòng và tránh các tai nạn đuối nước trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, xây dựng lối sống lành mạnh, góp phần xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh.

 Biểu diễn kỹ thuật các kiểu bơi

 Các VĐV môn bơi tham gia tranh tài

01/06/2024

 

Tại nhà sàn thôn Thọ An các em được tham gia các trò chơi, xem biểu diễn văn nghệ, xiếc - ảo thuật, cắt tóc miễn phí. Các đơn vị đã trao 04 chiếc xe đạp, trị giá 6 triệu đồng; trao 20 suất quà, mỗi suất trị giá 300.000đồng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn và  112 suất quà gồm bánh, kẹo, sữa và vở cho các cháu thiếu nhi.

Trao tặng xe đạp cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khan

Cùng thời gian này, tại điểm trường Tiểu học và THCS Bình An các em học sinh được giao lưu ngoại khoá tiếng anh, tham gia các mini game cùng với giáo viên Trung tâm Anh ngữ Beta-Shool.

 Các tình nguyện viên hớt tóc miễn phí cho trẻ em đồng bào Cor

Đây là hoạt động thiết thực, thể hiện tình cảm, trách nhiệm trong công tác chăm sóc, động viên, giáo dục thiếu niên nhi đồng, đặc biệt là các em có hoàn cảnh khó khăn ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, để các em được đón Tết thiếu nhi vui vẻ, ấm áp, cố gắng vươn lên trong học tập, rèn luyện./.

01/06/2024

Theo báo cáo của lãnh đạo xã Bình Trị , trong năm 2023, nhờ sự cố gắng, nỗ lực của cả hệ thống chính trị và nhân dân trên địa bàn xã nên tình hình kinh tế - xã hội đạt được một số kết quả tích cực, quốc phòng, an ninh được giữ vững.  Hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm trước trong và sau tết nguyên đán Giáp Thin năm 2024; giải quyết kịp thời, đầy đủ các chính sách an sinh xã hội; công tác thu thuế đạt 68% kế hoạch; công tác giao quân đạt 105% chỉ tiêu giao; sản xuất vụ Đông Xuân đảm bảo kế hoạch đề ra. Xã tiếp tục duy trì các tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Đăng ký xây dựng thôn An Lộc Bắc đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024. Rà soát đánh giá các tiêu chí Nông thôn mới kiểu mẫu để làm cơ sở xây dựng kế hoạch xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu vào năm 2025 theo kế hoạch của UBND huyện.

Đồng chí Nguyễn Tưởng Duy, Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn phát biểu tại buổi làm việc

Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng phục vụ các dự án trên địa bàn xã, hiện nay địa phương đang phối hợp cùng Trung tâm phát triển quỹ đất huyện, các ngành chức năng và chủ đầu tư giải quyết những tồn tại vướng mắc tại 6 dự án trên địa bàn xã như: Dự án đường trục chính nối phía Bắc, phía Nam trung tâm Đô thị Vạn Tường; Dự án Hạng mục Mương thoát nước kết hợp kè mái taluy KDC Tây Bắc Vạn Tường giai đoạn 3; Dự án Nâng cấp mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất; Dư án Bãi thải số 1 Hoà Phát Dung Quất; Dự án Nhà máy Bột - Giấy VNT19; Dự án Cấp nước thô cho Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất.

Đối với công tác phát hiện, ngăn chặn, xử lý vi phạm pháp luật đất đai, trật tự xây dựng, hành lang giao thông đường bộ, xã phát hiện có 4 trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, cụ thể:  Có 02 trường hợp có hành vi sử dụng đất không đúng mục đích; có 02 trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích. UBND xã phát hiện và ngăn chặn kịp thời, yêu cầu  tháo dỡ công trình, khắc phục hậu quả trả lại hiện trạng ban đầu.

Lãnh đạo xã Bình Trị phát biểu tại buổi làm việc

Sau khi nghe ý kiến tham gia, phân tích, đánh giá, hướng dẫn về chuyên môn của các thành phần tham dự buổi làm việc; đồng chí Nguyễn Tưởng Duy, Chủ tịch UBND huyện phát biểu ghi nhận những kết quả đạt được của xã Bình Trị trong 4 tháng đầu năm 2024. Đồng thời, chỉ đạo địa phương trong thời gian đến cần: Chú trọng thực hiện công tác cải cách hành chính; nâng cao hoạt động của Bộ phận một cửa, giải quyết hồ sơ theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Tăng cường kiểm tra tình trạng người dân làm nhà, lều quán trái phép, sử dụng đất không đúng mục đích; phối hợp giải quyết vướng mắc trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng các dự án; tuần tra xử lý các vụ vviệc như trộm cắp tài sản, đánh bạc. Tập trung giải quyết đơn thư yêu cầu của công dân không để xảy ra tình trạng yêu cầu đông người, xem xét giải quyết các yêu cầu chính đáng của cử tri và nhân dân. Đặc biệt bám sát chương trình công tác của UBND huyện và Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, chủ động triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp để thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ năm 2024 và nhiệm kỳ 2020-2025./.

31/05/2024

Theo tình huống giả định, vào hồi 09 giờ 30 phút ngày 31/5/2024, trong lúc đi phát nương chuẩn bị trồng cây, ông Đ ở xóm Tam Phụ, thôn Nhơn Hòa 2 phát hiện tại khu vực điểm cao N, thuộc xóm Tam Phụ có xuất hiện một đám cháy do người dân đốt nương rẫy xử lý thực bì, sơ suất để cháy lan. Lúc đầu do đám cháy nhỏ, tốc độ lan chậm, ông Đ đã tự dập lửa nhưng không thành công. Sau đó, ông Đ đã gọi điện báo cho đồng chí trưởng thôn. Ngay sau khi nhận tin báo, trưởng thôn gọi điện trao đổi với đồng chi Bí thư Chi bộ và tổ chức huy động Nhân dân tại chỗ tham gia chữa cháy. Cùng lúc đã gọi điện báo cáo, đề nghị Chủ tịch UBND xã hỗ trợ lực lượng, phương tiện nhằm tăng cường cho công tác chữa cháy rừng. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, Chủ tịch UBND xã báo cáo nhanh vụ việc cháy rừng lên cấp trên; đồng thời huy động, giao nhiệm vụ cho các lực lượng tổ chức xử lý tình huống cháy rừng đang xảy ra trên địa bàn. Với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, sau gần 2 giờ đám cháy đã được các lực lượng chữa cháy, khống chế và dập tắt hoàn toàn.

Qua công tác diễn tập, nhằm góp phần nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền địa phương, các ban ngành, đoàn thể và Nhân dân về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; đồng thời là dịp để địa phương kiểm tra khả năng sẵn sàng, sức mạnh tổng hợp theo phương châm “ 4 tại chỗ” trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng nhằm rút kinh nghiệm, bổ sung kế hoạch, phương tiện, cơ sở vật chất ứng phó có hiệu quả với các tình huống thiên tai cháy rừng có thể xảy ra trong thời gian tới.

Một số hình ảnh tại buổi diễn tập

 

 

31/05/2024

Thực hiện các quy định của Bộ Công an, năm 2024, Công an huyện Bình Sơn có 61 đồng chí được thăng cấp bậc hàm, nâng lương. Đó là kết quả của sự nổ lực, phấn đấu không ngừng nghỉ của các đồng chí và là sự ghi nhận của ngành đối với những cống hiến ấy góp phần không nhỏ trong công tác bảo đảm tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn huyện Bình Sơn trong thời gian qua.

Đại uý Phạm Tài Tây - đại diện các đồng chí được thăng cấp bậc hàm, nâng lương phát biểu ý kiến

 

Phát biểu chỉ đạo tại buổi Lễ, Thượng tá Trần Thanh Tùng đã thay mặt Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện chúc mừng, ghi nhận những cống hiến của 61 đồng chí đã được thăng cấp bậc hàm, nâng lương năm nay và một lần nữa Trưởng Công an huyện yêu cầu 61 đồng chí tiếp tục nổ lực, cố gắng hơn nữa, cùng toàn thể cán bộ, chiến sĩ của Công an huyện phát huy tinh thần đoàn kết, cố găng hơn nữa, trách nhiệm hơn nữa để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian tới, bảo đảm tình hình an chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện./.

Trưởng Công an huyện trao Quyết định cho các đồng chí

 

 

31/05/2024

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 2289

Tổng số lượt xem: 8424765

Cổng thông tin điện tử huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

Trưởng Ban biên tập: Phạm Quang Sự - Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn

Điện thoại: 0255.3851261; Email: binhson@quangngai.gov.vn;

Địa chỉ: Số 395 đường Phạm Văn Đồng - TDP 4 thị trấn Châu Ổ, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

ipv6 ready