Truy cập nội dung luôn

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH SƠN

dsvanbanphapquy tạm thời không có.

Sau hơn 1 năm  triển khai thí điểm mô hình "Tuyến phố thanh toán không dùng tiền mặt tại  tuyến đường Tế Hanh, tổ dân phố 6,  thị trấn Châu Ổ đã tạo nên hiệu ứng tích cực, thúc đẩy các hộ kinh doanh và người tiêu dùng sử dụng phương thức giao dịch thanh toán trực tuyến, tự tin thụ hưởng những tiện ích mà công nghệ số mang lại.

Tuyến phố thanh toán không tiền mặt có hơn 30 hộ dân, hộ sản xuất, kinh doanh đăng ký triển khai. Để thực hiện hiệu quả mô hình, thời gian qua, UB thị trấn Châu Ổ đã phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, tổ dân phố, các ngân hàng chi nhánh trên địa bàn thị trấn thành lập tổ công tác tới từng hộ kinh doanh để tuyên truyền, hỗ trợ đăng ký tài khoản, QR  code, hướng dẫn người dân thực hiện giao dịch, thanh toán qua tài khoản ngân hàng, ví điện tử.

Khách thanh toán quét mã QR Code tại quán cà phê trên đoạn đường Tế Hanh, thị trấn Châu Ổ

Kinh doanh quán cà phê Chất Sài Gòn tại số 90 đường Tế Hanh, khách hàng chủ yếu là giới trẻ  nên thường xuyên sử dụng giải pháp thanh toán trực tuyến, nên từ khi Thị trấn Châu Ổ triển khai thực hiện mô hình chị  Huỳnh Thị Thu Xuân, chủ quán   là một trong những hộ kinh doanh hưởng ứng nhiệt tình việc đặt mã QR thanh toán tại quầy thanh toán  để khách hàng thuận lợi trong việc giao dịch.

 Chị Huỳnh Thị Thu Xuân, chủ quán cà phê Chất Sài Gòn cho biết;  Từ khi Thị trấn Châu Ổ triển khai quét mã QR không dùng tiền mặt thì quán Chất sài gòn cũng đã hưởng ứng rất tích cực  và  số lượng khách tới quán quét mã QR cũng khá là đông nên quán cũng khuyến khích khách chuyển khoản qua mã QR vừa thuận lợi trong việc kiểm soát thu ngân hằng ngày.  

Với sự hưởng ứng tích cực của các hộ kinh doanh, thói quen dùng tiền mặt của khách mua hàng cũng đã có sự thay đổi rõ rệt.

Anh Dương Hồng Trung ở Tổ dân phố Giao Thuỷ chia sẻ ;  Thanh toán chuyển khoản không dùng tiền mặt em thấy có rất nhiều lợi ích, lợi ích thứ nhất đó là hạn chế vấn đề rủi ro về tiền bạc, thứ 2 là thanh toán rất linh hoạt,  nhanh chóng rất tiện ích.

Thị trấn Châu Ổ là địa phương tiên phong trên địa bàn huyện Bình Sơn  xây dựng mô hình  tuyến phố thanh toán không tiền mặt.  Khi mới triển khai mô hình, một số người dân chưa quen sử dụng các ứng dụng thanh toán trực tuyến nên còn lúng túng, thao tác chậm. Sau một thời gian tiếp cận, người dân đã thấy được sự tiện lợi khi chỉ mất chưa đầy một phút thao tác trên điện thoại là có thể thanh toán, giao dịch bất kỳ dịch vụ nào. Từ đó, chính người dân đã chủ động tìm hiểu, tiếp cận để lan tỏa hiệu quả của mô hình.

Anh Lê Văn Huyên, Phó Chủ tịch UBND Thị trấn Châu Ổ cho biết;

Thực hiện công tác chuyển đổi số, thị trấn đã chọn tuyến đường Tế Hanh để thực hiện  thanh toán không dùng tiền mặt, đa số người dân trên tuyến đường đã thực hiện khá hiệu quả. Bước đầu đem lại thuận lợi cho giao dịch kinh doanh trên địa bàn , nhất là tại  tuyến đường Tế Hanh. Hiện nay thị trấn Châu Ổ đang triển khai các tuyến đường khác như tuyến đường Phạm Văn Đồng, và một số tuyến đường ở khu dân cư Đông Nam, chợ Châu Ổ tiếp tục thực hiện chuyển đổi số.

Song song với việc tập trung xây dựng “Tuyến phố  thanh toán không dùng tiền mặt . Phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đang trở nên phổ biến và được đông đảo người dân, các cửa hàng kinh doanh, buôn bán, cơ sở khám chữa bệnh, các cơ sở giáo dục, chợ… trên địa bàn thị trấn Châu Ổ hưởng ứng thực hiện, góp phần vào công tác chuyển đổi số trên địa bàn./.

20/09/2024

Ứng dụng quản lý Tín dụng chính sách (TDCS) là một phần mềm hoạt động trên các thiết bị thông minh sử dụng hệ điều hành Android hoặc IOS nhằm cung cấp thông tin về các phương án TDCS xã hội, cơ sở dữ liệu cho vay, trả lãi và gốc của khách hàng, kết quả kiểm tra đối chiếu cho vay và các văn bản hướng dẫn tín dụng,…Từ đó, giúp người dùng tăng tương tác, nắm bắt thông tin kịp thời; phía ngân hàng đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng TDCS trên địa bàn. Bên cạnh đó, việc giao dịch giữa tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) với cán bộ NHCSXH thuận tiện, nhanh chóng và hiệu quả

 Người sử dụng có thể tự cài đặt app quản lý TDCS về điện thoại để khai thác sử dụng các tính năng tiện ích bằng cách quét mã QR bên dưới để tải app hoặc sẽ được cán bộ NHCSXH huyện hướng dẫn thực hiện tại điểm giao dịch xã cố định hoặc tại phòng giao dịch NHCSXH huyện./.

19/09/2024

Trong 3 ngôi nhà bị tốc mái có nhà ông Nguyễn Thành Tâm, ở xóm Hải Thạnh, thôn Thanh Thủy bị tốc mái trên 70%. Ngôi nhà ông Nguyễn Cu ở xóm Hải Thạnh, thôn Thanh Thủy bị tốc mái 40% và nhà ông Tiêu Ngọc Thành ở xóm 8 thôn Phước Thiện bị tốc mái 50%.

Ngay sau trận gió lốc, lãnh đạo xã Bình Hải đã huy động các lực lượng giúp người dân khắc phục hậu quả thiên tai.

18/09/2024

Xã Bình Mình là một trong những địa phương nằm dọc ven sông Trà Bồng, hằng năm chịu ảnh hưởng nặng nề do thiên tai gây ra. Với phương châm “chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời; khắc phục khẩn trương và hiệu quả”, đặc biệt là trong mùa mưa bão năm nay; xã đã kiện toàn Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024; củng cố các đội xung kích cứu hộ cứu nạn thuộc các lực lượng Quân sự, Công an và Đoàn thanh niên.  Hiện nay xã chuẩn bị gần 10 chiếc xuồng phục vụ cho việc ứng cứu khi có bão lũ xảy ra; chuẩn bị các vật tư, vật liệu như bao tải, xăng dầu, áo phao, và loa cần tay; đồng thời hợp đồng với các cửa hàng vật liệu, tạp hoá đặt mua tôn lợp, gạo, mì tôm, nước uống đóng chai để tiếp ứng kịp thời cho nhân dân nếu có bão lũ xảy ra.

Trong mùa mưa bão năm nay người dân ở thôn Tân Phước Đông bớt đi nổi lo sạt lở bờ sông khi được Nhà nước đầu tư hơn 35 tỷ đồng xây dựng 3 đoạn kè dài hơn 1km dọc ven sông Trà Bồng, đoạn qua địa bàn xã.

Đồng chí Nguyễn Văn Thăng, Chủ tịch UBND xã Bình Minh  bày tỏ:   Bình Minh là một xã rốn lũ của huyện Bình Sơn vì vậy ngay từ tháng 5,tháng 6 địa phươngi cũng đã họp để sơ kết công tác phòng chống thiên tai của năm 2023, triển khai công tác phòng chống thiên tai năm 2024. Đến nay địa phương đã cơ bản chuẩn bị rà soát các trang thiết bị phương tiện phục vụ cho việc phòng chống thiên tai như máy, xuồng, máy phát điện cùng với các vật dụng khác. Bên cạnh đó thuận lợi của xã Bình Minh  là hiện nay được tỉnh đầu tư bố trí xây dựng 3 điểm  kè chống sạc lỡ với công trình nâng cấp ở khu dân cư thì sẽ đem lại sự bình an và đảm bảo về an toàn trong thiên tai trong mùa mưa lũ năm 2024.

Xác định công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn là nhiệm vụ “chiến đấu trong thời bình” của lực lượng vũ tran, thời gian qua, Ban CHQS huyện  Bình Sơn đã thường xuyên chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc tăng cường các biện pháp nhằm sẵn sàng ứng phó trước các tình huống thiên tai có thể xảy ra.

Ban CHQS huyện đã thành lập 2 đội xung kích, cùng phương tiện, thiết bị cứu hộ, cứu nạn; đảm bảo đầy đủ lương thực, thực phẩm, cơ số thuốc cấp cứu, sẵn sàng cơ động, ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn khi có tình huống xảy ra. Phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai tuyên truyền cho Nhân dân về tính chất nguy hiểm khi có bão lũ, vận động và hỗ trợ Nhân dân chủ động di dời tới những vị trí an toàn. Đồng thời xác định địa bàn trọng điểm, khu vực có nguy ảnh hưởng trực tiếp khi lụt, bão để có biện pháp tổ chức sử dụng lực lượng, phương tiện phù hợp và đề ra các biện pháp xử lý các tình huống sát với địa bàn, hạn chế những rủi ro thiệt hại cho nhân dân.

Ban chỉ huy quân sự huyện Bình Sơn kiểm tra các thiết bị chuẩn bị phòng chống thiên tai

Trung tá Bùi Quốc Đạt, Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Bình Sơn cho biết: Để chủ động phòng chống lụt bão trong mùa mưa bão, Ban Chỉ huy quân sự huyện chủ động triển khai các phương án, luyện tập các phương án để bảo đảm  khi có tình huống xảy ra. Quán triệt, triêt để cán bộ, lực lượng vũ trang  huyện nhà , cán bộ chiến sỹ  xác định tốt tinh thần, xác định những khó khăn những tình huống bất ngờ trong quá trình tổ chức thực hiện . Đồng thời chỉ đạo ban chỉ các xã , thị trấn tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, tổ chức thực hiện theo phương châm 4 tại chỗ , sẵn sàng sơ tán nhân dân khi bị ảnh hưởng bở mưa lũ.

Đồng chí Ung Đình Hiền, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn cho biết: Để tập trung cho công tác phòng chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn trong năm 2024 , ngay từ đầu năm 2024 trên cơ sở chỉ đạo của tỉnh , Huyện uỷ và tình hình thực tế của địa phương, UBND huyện đã tập trung thực hiện nhiều giải pháp trong công tác phòng chống thiên tai. Trong đó sẽ tập trung vào vùng trọng tâm, trọng điểm vùng thường xuyên  bị ngập, bị sạt lở đặc biệt là các xã ven biển, ven sông. Để có một giải pháp chủ động theo hướng phương châm ưu tiên nhất, vẫn là cho con người, với phương châm  là tuyệt đối không để xảy ra sự cố đáng tiếc về người.

 Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn-Ung Đình Hiền cũng nhấn mạnh nếu có bão lũ các đơn vị địa phương phải theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thông tin đến người dân kịp thời để có biện pháp ứng phó hiệu quả. Chủ động thông tin liên lạc thông suốt; đảm bảo theo phương châm “4 tại chỗ” nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do mưa bão gây ra trong năm 2024.

Tin tưởng rằng với những biện pháp chủ động phòng chống thiên tai đã và đang triển khai; mùa mưa bão năm 2024 này huyện Bình Sơn sẽ giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và tài sản khi có thiên tai xảy ra./.

18/09/2024

Dự án Bảo vệ, khai thác và phát triển rong mơ khu vực các xã ven bờ biển huyện Bình Sơn gắn với sinh kế bền vững cho cộng đồng được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 973-QĐ/UBND tỉnh ngày 2/8/2024. Dự án do Chương trình Phát triển Liên Hiệp quốc, Chương trình tài trợ các dự án nhỏ thuộc Qũy môi trường toàn cầu (UNDP/ GEF SGP) tài trợ. Tổng kinh phí thực hiện dự án hơn 2 tỷ đồng, trong đó, Quỹ  môi trường toàn cầu tài trợ gần 1,2 tỷ đồng, còn lại là vốn đối ứng từ các nguồn khác. Đơn vị tổ chức thực hiện là Hội Nông dân huyện Bình Sơn.

Đồng chí Ung Đình Hiền, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn phát biểu tại Hội nghị

Các xã Bình Thuận, Bình Trị, Bình Hải và Bình Châu thuộc vùng ven biển huyện Bình Sơn, có vùng rong mơ tự nhiên tương đối lớn. Những năm qua, hoạt động khai thác rong mơ trên địa bàn huyện Bình Sơn đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân tại địa phương. Tuy nhiên, việc khai thác rong mơ không đúng quy định như hiện nay đã gây suy giảm nghiêm trọng hệ sinh thái biển, làm cạn kiệt nguồn hải sản. Vì vậy, việc triển khai dự án Bảo vệ, khai thác và phát triển rong mơ khu vực các xã ven bờ biển huyện Bình Sơn gắn với sinh kế bền vững cho cộng đồng có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản.

                        Các đại biểu tham dự Hội nghị

Dự án sẽ được triển khai thực hiện từ tháng 9/2024 đến hết tháng 10/2025 với 3 mục tiêu cụ thể là truyền thông nâng cao nhận thức về bảo tồn rong mơ và hệ sinh thái biển ven bờ, góp phần đa dạng sinh học, phục hồi và tái tạo nguồn lợi thuỷ hải sản. Tăng cường năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu của cộng đồng. Xác lập các mô hình sinh kế dựa trên nguyên tắc bảo vệ và khai thác bền  vững rong mơ và hệ sinh thái biển. Hình thành các tổ chức và phương thức tổ chức hoạt động để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, ngăn chặn các hành vi khai thác thiếu bền vững dựa trên cơ chế đồng quản lý.

                          Các đơn vị ký kết quy chế phối hợp

                             Quang cảnh Hội nghị

 Tại hội nghị, các cơ quan đoàn thể, các đồn biên phòng và 4 xã ven biển nằm trong vùng dự án của huyện Bình  Sơn đã thực hiện ký kết quy chế phối hợp thực hiện đồng thuận với các mục tiêu và hoạt động của dự án.

18/09/2024

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 2412

Tổng số lượt xem: 9471464

Cổng thông tin điện tử huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

Trưởng Ban biên tập: Phạm Quang Sự - Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn

Điện thoại: 0255.3851261; Email: binhson@quangngai.gov.vn;

Địa chỉ: Số 395 đường Phạm Văn Đồng - TDP 4 thị trấn Châu Ổ, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

ipv6 ready