Skip to Content

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH SƠN

Đôi nét về thực hiện Đề án “Bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù trên địa bàn Bình Sơn

25/11/2020 08:11    191

Công an huyện phối hợp tuyên truyền pháp luật trong trường học

Từ năm 2015 đến nay, huyện Bình Sơn đã tổ chức, thực hiện tốt Đề án “Bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù trên địa bàn huyện. Sau khi triển khai thực hiện đề án; lãnh đạo huyện và các xã, thị trấn quan tâm, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, các tổ chức xã hội cùng tham gia, và cho đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.

Thực hiện Đề án 80 của Chính phủ, huyện Bình Sơn đã tổ chức hội nghị triển khai cho Chủ tịch UBND, Công an các xã, thị trấn; đồng thời tập huấn hướng dẫn qui trình quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù về cư trú ở địa phương. Chỉ đạo các địa phương rà soát, phân loại đối tượng trong diện cần thiết phải áp dụng tái hòa nhập cộng đồng; qua đó có biện pháp quản lý, giáo dục đối tượng, kết hợp vận động chấp hành tốt các qui định pháp luật, không tái phạm; tạo các điều kiện thuận lợi, không kỳ thị, phân biệt đối xử để giúp đối tượng lầm lỡ nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng.

Các cơ quan chức năng ở huyện đã phối hợp tổ chức 36 đợt tuyên truyền, phổ biến pháp luật, trợ giúp pháp lý, giám sát, hướng dẫn thực hiện các qui định của pháp luật tại các xã, thị trấn trên địa bàn thu hút trên 450 lượt đối tượng tham gia; trong đó có 140 trường hợp là đối tượng chấp hành xong án tù trở về địa phương.

Phối hợp tuyên truyền pháp luật cho nhân dân xã Bình Chánh

Đồng thời, tích cực hướng dẫn và tạo điều kiện cho các đối tượng làm các thủ tục hành chính; tư vấn, định hướng nghề nghiệp để đối tượng hội đủ điều kiệm tái hòa nhập cộng đồng. Tính từ năm 2015 đến nay, trên địa bàn huyện có  278 trường hợp chấp hành xong án tù trở về địa phương; 100% trường hợp này được tiếp nhận và thực hiện qui trình quản lý, giáo dục, giúp đỡ toàn diện; đăng ký tạm trú, hỗ trợ việc làm; trong đó có 152 trường hợp được hướng dẫn làm thủ tục đề nghị xóa án tích. Quá trình quản lý, giáo dục, giúp đỡ đã có nhiều trường hợp trở thành gương tiêu biểu về tái hòa nhập cộng đồng, chấp hành tốt các chủ trương của địa phương, nổ lực phấn đấu trong cuộc sống, làm ăn lương thiện, phát triển kinh tế trở thành người có ích cho xã hội. Một số trường hợp được hỗ trợ vay vốn đã sử dụng đúng mục đích, bước đầu ổn định đời sống, hội đủ điều kiện hoà nhập cộng đồng. Nhiều mô hình, điển hình, cách làm sáng tạo được xây dựng; hoạt động có sự liên kết, phối hợp giữa công an với các ngành, đoàn thể vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tham gia. Trong đó có mô hình phối hợp giữa công an, hội cựu chiến binh, Mặt trận TQVN, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên... cùng tham gia giáo dục, quản lý, cảm hoá, nhờ vậy mà nhiều trường hợp tiến bộ, tái hòa hợp nhanh cùng cộng đồng. Theo đánh giá của Ban chỉ đạo huyện; Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị định 80 của Chính phủ quy định các biện pháp tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù trên địa bàn huyện, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc một cách tích cực, xây dựng, thành lập và điều hành nhiều mô hình cụ thể, sát hợp với đặc điểm từng đơn vị, địa phương, từng nhóm đối tượng. Các mô hình hoạt động hiệu quả đã tạo được mối quan hệ trao đổi thông tin chặt chẽ giữa các lực lượng công an và các ban, ngành, đoàn thể giúp quản lý tốt hơn; đồng thời giúp người dân hiểu hơn, chia sẻ hơn và cùng giúp đỡ những người một thời lầm lỗi. Đó chính là những “cánh tay” vững chãi để những người có khát khao hoàn lương bớt mặc cảm, tự tin nắm bắt, đứng dậy tạo lập một cuộc sống mới, tươi sáng hơn trong cuộc đời mình.

Phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc ở thôn Mỹ Tân xã Bình Chánh

 Tuy nhiên, công tác tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù là một nhiệm vụ không hề đơn giản và có nhiều khó khăn cần phải được khắc phục để đạt hiệu quả cao hơn như: việc tổ chức dạy nghề miễn phí cho các đối tượng này cần phải có sự liên kết với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp để giải quyết công ăn việc làm cho họ phù hợp. Đối với những người đang hoàn lương, thiết thực nhất là cần sự hỗ trợ về vốn, tay nghề, kinh nghiệm, sản xuất để họ có thể tự đứng vững bằng sự nổ lực của chính mình. Bên cạnh đó, cũng cần có sự hỗ trợ tích cực, đúng lúc đối với các hộ nghèo, vì những người nghèo nhất có thể kéo theo điều kiện phát sinh tội phạm dẫn đến con đường lầm lỗi.

Công tác bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng không thuộc trách nhiệm của riêng một cơ quan, đơn vị nào mà đòi hỏi sự chung tay, vào cuộc quyết liệt, mạnh mẽ của toàn xã hội mới đem lại kết quả thiết thực.
 Tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù là quá trình khó khăn cho chính bản thân người được tha tù, kể cả gia đình họ. Làm tốt công tác này bằng những hành động thiết thực, xóa bỏ định kiến, kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người chấp hành xong án phạt tù, tạo điều kiện để họ có cơ hội ổn định cuộc sống, cũng là góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội địa bàn..

Bài ảnh: Văn Việt

Visitor Statistic

Currently Online: 1182

Total Visit: 7838714

Cổng thông tin điện tử huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

Trưởng Ban biên tập: Phạm Quang Sự - Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn

Điện thoại: 0255.3851261; Email: binhson@quangngai.gov.vn;

Địa chỉ: Số 395 đường Phạm Văn Đồng - TDP 4 thị trấn Châu Ổ, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

ipv6 ready