Skip to Content

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH SƠN

Detail

Tên thủ tục Giải quyết yêu cầu bồi thường tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại (cấp huyện)
Loại thủ tục LĨNH VỰC BỒI THƯỜNG NHÀ NƯỚC
Cơ quan thực hiện UBND huyện Bình Sơn
cap-thuc-hien
Trình tự thực hiện
Cách thức thực hiện
Thành phần số lượng hồ sơ
Required Documents
Thời hạn giải quyết
Đối tượng thực hiện
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Cơ quan Công bố/Công khai Bộ Tư pháp Mã thủ tục BTP-277445 Cấp thực hiện Cấp Huyện Loại TTHC TTHC không được luật giao cho địa phương quy định hoặc quy định chi tiết Lĩnh vực Bồi thường nhà nước Trình tự thực hiện - Tiếp nhận và xử lý hồ sơ; - Thụ lý hồ sơ; - Cử người giải quyết bồi thường; - Tạm ứng kinh phí bồi thường thiệt hại; - Xác minh thiệt hại; - Thương lượng việc bồi thường; - Ra quyết định giải quyết bồi thường (sau khi ra quyết định giải quyết bồi thường, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại phải lập hồ sơ đề nghị cấp kinh phí bồi thường đến cơ quan tài chính có thẩm quyền để đề nghị cấp kinh phí bồi thường và chi trả tiền bồi thường cho người yêu cầu bồi thường). Cách thức thực hiện - Người yêu cầu bồi thường có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở cơ quan giải quyết bồi thường hoặc qua hệ thống bưu chính. - Người yêu cầu bồi thường nhận quyết định giải quyết bồi thường ngay tại buổi thương lượng. Thành phần hồ sơ STT Loại giấy tờ Mẫu đơn, tờ khai Số lượng 1 a. Trường hợp người bị thiệt hại trực tiếp yêu cầu bồi thường thì hồ sơ yêu cầu bồi thường (sau đây gọi là hồ sơ) bao gồm: Văn bản yêu cầu bồi thường; Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường, trừ trường hợp người bị thiệt hại không được gửi hoặc không thể có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường; Giấy tờ chứng minh nhân thân của người bị thiệt hại; Tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc yêu cầu bồi thường (nếu có). 01 2 b. Trường hợp người yêu cầu bồi thường là người thừa kế (nếu có nhiều người thừa kế thì những người thừa kế đó phải cử ra một người đại diện) hoặc là người đại diện của người bị thiệt hại thì ngoài các tài liệu quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều 41 Luật TNBTCNN năm 2017, hồ sơ còn phải có các tài liệu sau đây: Giấy tờ chứng minh nhân thân của người thừa kế, người đại diện của người bị thiệt hại; Văn bản ủy quyền hợp pháp trong trường hợp đại diện theo ủy quyền; Trường hợp người bị thiệt hại chết mà có di chúc thì người yêu cầu bồi thường phải cung cấp di chúc, trường hợp không có di chúc thì phải có văn bản hợp pháp về quyền thừa kế. Trường hợp người yêu cầu bồi thường trực tiếp nộp hồ sơ thì các giấy tờ, tài liệu và chứng cứ quy định tại các điểm b, c, d khoản 1 và khoản 2 Điều 41 Luật TNBTCNN năm 2017 là bản sao nhưng phải có bản chính để đối chiếu; trường hợp người yêu cầu bồi thường gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính thì các giấy tờ, tài liệu và chứng cứ quy định tại các điểm b, c, d khoản 1 và khoản 2 Điều 41 Luật TNBTCNN năm 2017 là bản sao có chứng thực theo quy định của pháp luật về chứng thực. 01 Số bộ hồ sơ 01 Phí Không có thông tin Lệ phí Không có thông tin Mức giá Không có thông tin Thời hạn giải quyết - Trong trường hợp người yêu cầu bồi thường nộp hồ sơ trực tiếp, cơ quan giải quyết bồi thường tiếp nhận hồ sơ, ghi vào sổ nhận hồ sơ và cấp giấy xác nhận đã nhận hồ sơ cho người yêu cầu bồi thường. Trường hợp hồ sơ được gửi qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan giải quyết bồi thường phải thông báo bằng văn bản về việc nhận hồ sơ cho người yêu cầu bồi thường. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường có thể yêu cầu người yêu cầu bồi thường bổ sung hồ sơ trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 41 của Luật TNBTCNN năm 2017. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường, người yêu cầu bồi thường phải bổ sung hồ sơ. Khoảng thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự không tính vào thời hạn quy định tại khoản này. - Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điều 41 của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 (Luât TNBTCNN năm 2017), cơ quan giải quyết bồi thường phải thụ lý hồ sơ và vào sổ thụ lý. - Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý hồ sơ, cơ quan giải quyết bồi thường phải cử người giải quyết bồi thường. - Trường hợp, người yêu cầu bồi thường đề nghị tạm ứng kinh phí bồi thường theo quy định tại điểm e khoản 3 Điều 41 của Luật TNBTCNN năm 2017, cơ quan giải quyết bồi thường tiến hành tạm ứng kinh phí bồi thường đối với những thiệt hại quy định tại khoản 1 Điều 44 TNBTCNN năm 2017. Cụ thể, thời hạn thực hiện tạm ứng kinh phí bồi thường được thực hiện như sau: (1) Ngay sau khi thụ lý hồ sơ, người giải quyết bồi thường có trách nhiệm xác định giá trị các thiệt hại quy định tại khoản 1 Điều 44 TNBTCNN năm 2017 và đề xuất Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường việc tạm ứng kinh phí bồi thường và mức tạm ứng cho người yêu cầu bồi thường; (2) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề xuất, nếu còn dự toán quản lý hành chính được cấp có thẩm quyền giao, cơ quan giải quyết bồi thường phải hoàn thành việc tạm ứng kinh phí và chi trả cho người yêu cầu bồi thường. Trường hợp không còn đủ dự toán quản lý hành chính được cấp có thẩm quyền giao, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề xuất, Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường có văn bản đề nghị cơ quan tài chính có thẩm quyền tạm ứng kinh phí để chi trả cho người yêu cầu bồi thường. Cơ quan tài chính có trách nhiệm cấp kinh phí cho cơ quan giải quyết bồi thường trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan tài chính có thẩm quyền có trách nhiệm cấp kinh phí cho cơ quan giải quyết bồi thường. Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường quyết định mức tạm ứng cho người yêu cầu bồi thường nhưng không dưới 50% giá trị các thiệt hại quy định tại khoản 1 Điều 44 TNBTCNN năm 2017. - Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thụ lý hồ sơ, người giải quyết bồi thường phải hoàn thành việc xác minh thiệt hại. Trường hợp vụ việc giải quyết yêu cầu bồi thường có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn xác minh thiệt hại là 30 ngày kể từ ngày thụ lý hồ sơ. Thời hạn xác minh thiệt hại có thể được kéo dài theo thỏa thuận giữa người yêu cầu bồi thường và người giải quyết bồi thường nhưng tối đa là 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản này. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc xác minh thiệt hại, người giải quyết bồi thường phải hoàn thành báo cáo xác minh thiệt hại làm căn cứ để thương lượng việc bồi thường. - Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành báo cáo xác minh thiệt hại, cơ quan giải quyết bồi thường phải tiến hành thương lượng việc bồi thường. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tiến hành thương lượng, việc thương lượng phải được hoàn thành. Trường hợp vụ việc giải quyết yêu cầu bồi thường có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn thương lượng tối đa là 15 ngày. Thời hạn thương lượng có thể được kéo dài theo thỏa thuận giữa người yêu cầu bồi thường và người giải quyết bồi thường nhưng tối đa là 10 ngày kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản này. - Ngay sau khi có biên bản kết quả thương lượng thành, Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường ra quyết định giải quyết bồi thường và trao cho người yêu cầu bồi thường tại buổi thương lượng. Trường hợp người yêu cầu bồi thường không nhận quyết định giải quyết bồi thường thì người giải quyết bồi thường lập biên bản về việc không nhận quyết định. Biên bản phải có chữ ký của đại diện các cơ quan tham gia thương lượng. Biên bản phải nêu rõ hậu quả pháp lý của việc không nhận quyết định giải quyết bồi thường theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 51 của Luật TNBTCNN năm 2017. Cơ quan giải quyết bồi thường phải gửi cho người yêu cầu bồi thường trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản. Đối tượng thực hiện Người yêu cầu bồi thường theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật TNBTCNN năm 2017. Cơ quan thực hiện Cơ quan giải quyết bồi thường là cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án quy định từ Điều 33 đến Điều 39 của Luật TNBTCNN năm 2017 ở cấp Trung ương Cơ quan có thẩm quyền quyết định Không có thông tin Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ Không có thông tin Cơ quan được ủy quyền Không có thông tin Cơ quan phối hợp Không có thông tin Kết quả thực hiện Quyết định giải quyết bồi thường Căn cứ pháp lý của TTHC Luật 10/2017/QH14 Nghị định 68/2018/NĐ-CP Thông tư 04/2018/TT-BTP Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC Thủ tục hành chính được thực hiện khi có một trong các căn cứ sau đây: - Có một trong các căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại và yêu cầu bồi thường tương ứng quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật TNBTCNN năm 2017; - Có thiệt hại thực tế của người bị thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước theo quy định của Luật TNBTCNN năm 2017; - Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế và hành vi gây thiệt hại. Đánh giá tác động TTHC Không có thông tin
Mức độ TTHC chưa cung cấp DVCTT
Lệ phí
Phí
Cơ sở pháp lý
Danh sách biểu mẫu khong-co-file-dinh-kem

 

Sau 3 ngày thi đấu sôi nổi, kịch tính, đội bóng chuyền nông dân huyện Bình Sơn và Sơn Hà đã xuất sắc giành quyền vào thi đấu trận chung kết tranh cúp “Bông lúa vàng” năm nay.

Kết quả chung cuộc, đội bóng chuyền nông dân huyện Bình Sơn đã xuất sắc giành chiến thắng trước đội bóng chuyền nông dân huyện Sơn Hà với tỷ số 3 – 1.  Đây là lần thứ 6 liên tiếp, đội bóng chuyền nông dân huyện Bình Sơn đoạt cúp "Bông lúa vàng". 

Sau khi kết thúc trận chung kết, Ban tổ chức đã trao cúp "Bông lúa vàng" cho đội bóng chuyền nông dân huyện Bình Sơn, trao giải Nhì cho đội bóng chuyền nông dân huyện Sơn Hà. Hai giải Ba được trao cho đội bóng chuyền nông dân huyện Ba Tơ và Sơn Tịnh.

Đồng chí Nguyễn Tưởng Duy, Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn đến chúc mừng và thưởng nóng cho đội bóng

Ban tổ chức trao giải vận động viên (VĐV) xuất sắc cho VĐV Trịnh Phú Giáp, giải VĐV Libero xuất sắc cho VĐV Phạm Văn Tính đội bóng chuyền nông dân huyện Bình Sơn.

Giải Bóng chuyền truyền thống nông dân tranh cúp “Bông lúa vàng” lần thứ XX, với sự tham gia của hơn 130 VĐV đến từ 13 huyện, thị xã, thành phố đã chính thức khép lại sau 22 trận đấu hấp dẫn, kịch tính. Giải đấu không chỉ mang lại sân chơi lành mạnh, bổ ích, mà còn góp phần nâng cao tinh thần rèn luyện sức khỏe và tinh thần đoàn kết, gắn bó giữa hội viên nông dân trong tỉnh../.

10/05/2024

     Trong 3 ngày (10, 11 và 12/5), hơn 90 vận động viên là cán bộ, chiến sĩ Dân quân tự vệ của 22 xã, thị trấn và cán bộ thường trực cơ quan Quân sự huyện (được chia thành 4 Cụm) sẽ tham gia tranh tài ở 5 môn thi đấu, gồm: Bóng chuyền nam, Cầu lông (đôi nam, đôi nữ, đơn nam, đơn nữ, đôi nam nữ), Bơi vũ trang (nam, nữ), Võ chiến đấu, 3 môn phối hợp (chạy vũ trang, bắn súng quân dụng, ném lựu đạn xa trúng hướng) cả nam và nữ.

     Hội thao lần này nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng Đại hội Thi đua quyết thắng LLVT các cấp. Qua đó nhằm cổ vũ, đẩy mạnh phong trào rèn luyện thể lực, hoạt động thể dục, thể thao của cán bộ chiến sỹ trong LLVT huyện; thông qua Hội thao để tăng cường, mở rộng mối quan hệ đoàn kết, giao lưu học tập, nâng cao thể chất, đời sống tinh thần. Đồng thời góp phần đánh giá thực chất công tác huấn luyện, khả năng sẵn sàng chiến đấu trong cán bộ chiến sĩ LLVT huyện Bình Sơn./.

 

 

 

10/05/2024

Kế hoạch đề ra các chỉ tiêu gồm: Lĩnh vực văn hóa văn nghệ: (1) Căn cứ vào bản sắc, phong trào văn hoá, văn nghệ của từng địa phương, hằng năm, mỗi xã, thị trấn thành lập mới từ 01 đến 02 câu lạc bộ (Dân ca bài chòi, múa chiêng người Cor Bình An; điệu hò bả trạo trong lễ hội cầu ngư; khiêu vũ; dân vũ, .....). Đối với cấp huyện thành lập ít nhất 02 CLB. (2) Các xã Bình Thuận, Bình Thạnh hằng năm tổ chức ít nhất 01 lớp truyền dạy dân ca bài chòi, đa dạng về độ tuổi, huy động học sinh các trường trên địa bàn tham gia. Các xã còn lại khuyến khích thành lập mới câu lạc bộ dân ca bài chòi. (3) Phấn đấu đến năm 2026, mỗi xã, thị trấn điều thành lập được CLB văn hoá, văn nghệ thuộc thế mạnh của địa phương; trên cơ sở các CLB phát triển mạnh ở địa phương, khuyến khích các CLB nâng cấp lên thành CLB cấp huyện. Lĩnh vực Thể dục - thể thao: (1) 100% các xã, thị trấn điều thành lập CLB Bóng đá và Bóng chuyền. (2) Căn cứ vào phòng trào thể dục, thể thao tại địa phương hằng năm mỗi xã thành lập ít nhất 01 CLB (Bơi lội, cầu lông, tennis, bóng bàn, xe đạp, việt dã, yoga, aerobic, bóng rổ, ...) cấp huyện thành lập mới ít nhất 01 câu lạc bộ. (3) Đến năm 2026, mỗi xã, thị trấn điều có CLB thể dục, thể thao theo thế mạnh của địa phương; cấp huyện có ít nhất 04 câu lạc bộ. Lĩnh vực Tổ chức giao lưu thi đấu: (1) Các đơn vị chủ động tham mưu, tổ chức thi đấu thể thao và các sự kiện hoặc chuỗi nhiều sự kiện về văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao các cấp gắn với phát triển du lịch tại địa phương, nhằm tạo sân chơi cho các CLB giao lưu, học hỏi kinh nghiệm;nâng cao chất lượng, thành tích của các CLB, qua đó phát triển hơn nữa các loại hình CLB tại cơ sở. (2) Thông qua các giải đấu nhằm phát huy các tài năng, năng khiếu về văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, nhằm tuyển chọn vận động viên tham gia các giải cấp tỉnh và giới thiệu vận động viên vào đội tuyển cấp tỉnh để đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng tham gia giải toàn quốc.

Để thực hiện thành công kế hoạch, trong thời gian đến các cơ quan chuyên môn, phòng, ban thuộc huyện và Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn cần tập trung, chủ động nghiên cứu, quyết tâm cao trong tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp sau:

(1) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao; vai trò của các CLB đối với sự phát triển chung của xã hội, gia đình và mỗi người dân, để người dân nhận thức được văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao là hoạt động bổ ích, có tác dụng to lớn đối với bản thân mỗi người. Từ đó nêu cao tinh thần trách nhiệm, sắp xếp thời gian khoa học để tham gia hoạt động và cổ vũ cho các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao tại địa phương.

(2) Tăng cường công tác quản lý nhà nước lĩnh vực văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao; triển khai rà soát, theo dõi, cập nhật nắm bắt thông tin về hoạt động của các loại hình câu lạc bộ trên địa bàn huyện. Hướng dẫn, tạo điều kiện thành lập mới các loại hình câu lạc bộ… theo điều kiện, thế mạnh của từng địa phương, đơn vị và yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

(3) Đẩy mạnh và đa dạng hóa các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao quần chúng; đảm bảo chất lượng và mang tính giáo dục truyền thống cách mạng, tinh thần yêu nước sâu sắc. Lựa chọn một số hoạt động trở thành hoạt động truyền thống của ngành, địa phương, đơn vị cần duy trì, tổ chức thực hiện hằng năm. Cấp huyện tổ chức Liên hoan dân ca Bài chòi; Liên hoan văn nghệ quần chúng; tổ chức các giải thi đấu, giao lưu thể dục, thể thao.

(4) Thành lập các CLB cấp huyện, cấp xã về lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao; đồng thời tăng cường tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao các hội thi, hội diễn, liên hoan văn nghệ quần chúng, thể thao hằng năm, để các CLB tham gia; kết hợp truyền dạy các loại hình nghệ thuật, văn hoá truyền thống như: Dân ca bài chòi; múa chiêng người Cor Bình An; điệu hò bả trạo trong lễ hội cầu ngư, nhằm quảng bá và bảo tồn, phát triển các giá trị văn hoá truyền thống của địa phương, gắn với phát triển du lịch.

(5) Tổ chức Biểu diễn nghệ thuật bài chòi, chơi bài chòi kết hợp cung cấp các món ẩm thực đường phố đặc trưng của huyện Bình Sơn, tạo nét văn hóa đặc trưng riêng của huyện phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí, hưởng thụ văn hóa tinh thần cho Nhân dân và du khách.

(6) Tổ chức hoạt động vũ hội hoặc lễ hội đường phố, liên hoan, ngày hội giao lưu văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao các câu lạc bộ trong huyện và mở rộng đến các địa phương lân cận, tạo sân chơi bổ ích, kết nối hoạt động, tinh thần đoàn kết giữa các câu lạc bộ trong huyện.

(7) Nâng cao chất lượng tổ chức các Lễ hội, Ngày hội truyền thống của địa phương, đất nước. Tổ chức các chuỗi hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao, các trò chơi dân gian truyền thống trong các dịp lễ hội, tạo điều kiện để các CLB và  nhân dân được tham gia.

(8) Tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác văn hóa, huấn luyện thể dục, thể thao; đào tạo, bồi dưỡng các tiềm năng, nhân tố mới, xây dựng lực lượng nòng cốt trong phong trào văn hoá, văn nghệ, thể thao tại cơ sở, để phục vụ nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội, phát triển du lịch cộng đồng, lưu giữ các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương.  

09/05/2024

Qua đó thông báo đến các cơ quan, đơn vị để nắm tình hình, triển khai đến các cơ quan, đơn vị trực thuộc và tiếp tục chỉ đạo thực hiện các biện pháp để hạn chế các rủi ro về nguy cơ mất an toàn thông tin. (Kèm theo báo cáo an toàn thông tin mạng Việt Nam tháng 4/2024 của Cục An toàn thông tin) 09/05/2024

 

 

Đến dự và chỉ đạo Đại hội có đồng chí Lê Văn Vin, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi; đồng chí Võ Văn Đồng, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Bình Sơn. Tham dự Đại hội còn có các đồng chí trong Ban Thường vụ Huyện ủy Bình Sơn; đại diện lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành ở huyện; đại diện lãnh đạo huyện Đoàn các huyện bạn, lãnh đạo các xã, thị trấn trong huyện. Đặc biệt với sự tham gia của 148 đại biểu, đại diện cho hơn 47.000 thanh niên các cơ sở hội trên toàn huyện.

 Các đồng chí lãnh đạo huyện Bình Sơn tham dự Đại hội

Trong nhiệm kỳ 2019-2024, Hội LHTN huyện Bình Sơn đã  nhiều chuyển biến, đổi mới trong hoạt động và đạt được nhiều kết quả đáng phấn khởi. Điểm nổi bật trong nhiệm kỳ này là phong trào tuổi trẻ xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng được triển khai sâu rộng và tạo được điểm nhấn đó là chương trình “Tình nguyện mùa đông”, “Xuân tình nguyện”, “Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè” Tiếp sức mùa thi  hàng năm. Trong nhiệm kỳ có trên 12.000 lượt thanh niên ra quân dọn vệ sinh môi trường thu gom gần 22 tấn rác thải, nạo vét 18 km kênh mương nội đồng; trồng trên 16.000 cây xanh; giúp người dân tiêu thụ hơn 2.523 tấn nông sản. Trong thời gian xảy ra dịch Covid 19,  Hội LHTN  huyện đã thành lập 24 đội thanh niên tình nguyện tham gia đặt 105 robot sát khuẩn tự động, làm 322 điểm rửa tay công cộng, phát trên 200.000 khẩu trang và trên 30.300 tờ rơi tuyên truyền; vận động trên 233 triệu đồng hỗ trợ các lực lượng ở khu cách ly, các điểm phong tỏa và sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.

 Các hội viên biểu quyết thống nhất nội dung tại Đại hội

Các hoạt động đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp  đạt được nhiều kết quả tốt. Hội LHTN huyện đã thành lập câu lạc bộ  đổi mới sáng tạo Bình Sơn; thiệu việc làm cho 3700 hội viên; giúp đỡ cho gần 1200 hộ thanh niên vay hơn 50,5 tỷ đồng vốn để phát triển sản xuất .

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Lê Văn Vin

Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, đồng chí Lê Văn Vin, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh và đồng chí Võ Văn Đồng, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Bình Sơn nhấn mạnh, chặng đường 5 năm hoạt động của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam các cấp trong huyện – tổ chức Hội ngày càng chứng tỏ sự trưởng thành, xứng đáng với niềm tin của thanh niên, sự kỳ vọng của Đảng bộ và nhân dân huyện Bình Sơn. Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam huyện Bình Sơn lần thứ VI, nhiệm kỳ 2024-2029 là sự kiện quan trọng, có ý nghĩa chính trị sâu sắc, Đại hội của những người trẻ tuổi, đang tràn đầy sức sống, giàu nghị lực sáng tạo và đầy nhiệt huyết, với khát vọng vươn lên.  Mong muốn các bạn sẽ tiếp nối truyền thống của các thế hệ cha anh, tích cực dấn thân, cống hiến nhiều hơn nữa góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và trong tiến trình xây dựng huyện Bình Sơn giàu đẹp, văn minh, nghĩa tình.

Đồng chí Võ văn Đồng, Bí Thư Huyện ủy-Chủ tịch HĐND huyện Bình Sơn phát biểu, chỉ đạo tại Đại hội

Nhân dịp Đại Hội, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, tặng Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam huyện Bình Sơn lần thứ VI, nhiệm kỳ 2024 – 2029, bức trướng với dòng chữ: Thanh niên Bình Sơn “Yêu nước, đoàn kết, sáng tạo, khát vọng phát triển, góp phần xây dựng huyện Bình Sơn giàu đẹp, văn minh, nghĩa tình”

Nhiệm kỳ tới Tuổi trẻ huyện Bình Sơn với khẩu hiệu “Yêu nước– Đoàn kết –Sáng tạo –  Khát vọng – Phát triển” , Hội LHTN huyện Bình Sơn sẽ tiếp tục khẳng định vai trò, trách nhiệm của mình hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội lần thứ VI Nhiệm kỳ 2024 -2029 đã đề ra.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Lê Văn Vin  trao tặng lẵng hoa cho Đại hội

Đại hội đã hiệp thương chọn cử 37 đồng chí Ủy viên Ủy ban Hội LHTN Việt Nam huyện Bình Sơn khóa VI, nhiệm kỳ 2024– 2029; hiệp thương cử 21 đồng chí dự đại hội  đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh lần thứ XII; đồng chí Nguyễn Thị Hồng Sen- Phó Bí thư Huyện Đoàn được hiệp thương chọn cử giữ chức vụ Chủ tịch Hội LHTN Việt nam huyện Bình Sơn khóa VI, nhiệm kỳ 2024-2029.

 Ban chấp hành Hội LHTN Việt Nam huyện Bình Sơn khoá VI, nhiệm kỳ 2024-2029 ra mắt Đại hội

07/05/2024

Visitor Statistic

Currently Online: 1237

Total Visit: 8192702

Cổng thông tin điện tử huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

Trưởng Ban biên tập: Phạm Quang Sự - Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn

Điện thoại: 0255.3851261; Email: binhson@quangngai.gov.vn;

Địa chỉ: Số 395 đường Phạm Văn Đồng - TDP 4 thị trấn Châu Ổ, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

ipv6 ready