Truy cập nội dung luôn

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH SƠN

TỔNG QUAN VỀ KHU KINH TẾ DUNG QUẤT

Khu kinh tế Dung Quất nằm ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, thuộc khu vực duyên hải miền Trung Việt Nam, cách Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 860 km, tiếp giáp Quốc lộ 1A, đường sắt xuyên Việt và là điểm đầu của một trong những tuyến đường xuyên Á kết nối với Lào, Campuchia và Thái Lan.
KKT Dung Quất được Chính phủ Việt Nam quy hoạch trở thành một khu kinh tế đa ngành – đa lĩnh vực, với trọng tâm là công nghiệp lọc dầu, hóa dầu, công nghiệp nặng quy mô lớn (luyện cán thép, đóng tàu, cơ khí, sản xuất xi măng, chế tạo ô-tô ...), các ngành công nghiệp nhẹ, các dịch vụ tài chính, ngân hàng, du lịch, bất động sản ...
KKT Dung Quất có những lợi thế so sánh để trở thành một địa điểm kinh doanh hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước: nằm ở vị trí chiến lược là trung điểm của Việt Nam và khu vực; tiếp giáp với sân bay Chu Lai; có cảng nước sâu Dung Quất; có các đô thị phụ trợ với cơ sở hạ tầng - tiện ích đầy đủ và dịch vụ chất lượng cao; áp dụng các ưu đãi đầu tư ở mức cao và các cơ chế thông thoáng trong quản lý, điều hành theo thông lệ quốc tế.
Hệ thống cơ sở hạ tầng (đường giao thông, cầu cảng, cấp nước, cấp điện, xử lý chất thải ...) và các tiện ích xã hội (bệnh viện, trường dạy nghề, các cơ sở vui chơi giải trí ...) bên trong KKT Dung Quất đã được hoàn thành về cơ bản và đang được tiếp tục đầu tư, mở rộng, nâng cấp để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư.
Hơn 140 dự án đã được cấp phép hoặc chấp thuận đầu tư tại KKT Dung Quất, với tổng vốn đăng ký khoảng 10,3 tỷ USD, vốn thực hiện hơn 4 tỷ USD. Một số nhà máy quy mô lớn đã được hoàn thành và đang hoạt động: Nhà máy lọc dầu Dung Quất với công suất 6,5 triệu tấn dầu thô/năm và sẽ được mở rộng lên công suất 10 triệu tấn dầu thô/năm; Nhà máy công nghiệp nặng Doosan-Vina; Nhà máy đóng tàu Dung Quất; Nhà máy Polypropylene… Ngoài ra, một số dự án quy mô lớn đang được triển khai xây dựng: Nhà máy thép Guang Lian với công suất 5 triệu tấn/năm, Nhà máy nhiên liệu sinh học Bioethanol… Dự kiến đến năm 2012, KKT Dung Quất sẽ thu hút 12 tỷ USD vốn đầu tư, trong đó số vốn thực hiện chiếm khoảng 60-70%.
Để tiếp tục tạo động lực cho sự phát triển, KKT Dung Quất được định hướng quy hoạch mở rộng và phát triển thành một đặc khu kinh tế hoặc một thành phố công nghiệp và trở thành một trung tâm lọc hóa dầu quốc gia. KKT Dung Quất sẽ được mở rộng từ diện tích 10.300 ha hiện tại lên hơn 45.000 ha.
Khu kinh tế Dung Quất thuộc sự quản lý nhà nước trực tiếp của Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất (DEZA) là cơ quan trực thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi. DEZA hân hạnh chào đón các doanh nghiệp đến khảo sát, tìm kiếm cơ hội đầu tư – kinh doanh tại Dung Quất

                                                     Nguồn : www.dungquat.com.vn

Nhà máy lọc dầu Dung Quất

Nhà máy lọc dầu Dung Quất

Sơ lược quá trình quy hoạch, đầu tư và xây dựng Khu kinh tế Dung Quất

Quá trình hình thành và phát triển của Khu kinh tế Dung Quất được thể hiện qua những mốc thời gian và sự kiện quan trọng sau đây:

     tháng 2/1992, sau khi phân tích tình hình phát triển kinh tế của khu vực và vị trí chiến lược của các tỉnh miền Trung trong giai đoạn sắp tới, Phó tiến sĩ Trương Đình Hiển và Kỹ sư Bùi Quốc Nghĩa đã soạn thảo và triển khai chương trình nghiên cứu và lựa chọn các khu vực có thể làm cảng biển ở khu vực miền Trung và đã tiến hành nghiên cứu 12 vị trí: Quy Nhơn, Đề Gi, An Dũ, Tam Quan (Bình Định), Sa Huỳnh, Trà Câu, Cửa Đại, Sa Kỳ, Dung Quất (Quảng Ngãi), Kỳ Hà (Quảng Nam), Vịnh Đà Nẵng (Đà Nẵng) và Chân Mây (THừa Thiên - Huế).

     tháng 9/1992, PTS.Trương Đình Hiển và KS.Bùi Quốc Nghĩa đã hoàn thành dự án chọn địa điểm cảng biển nước sâu Dung Quất.

     ngày 10/9/1992, PTS.Trương Đình Hiển và KS.Bùi Quốc Nghĩa đến báo cáo và giới thiệu dự án với Ban Khoa học kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi và xin đi thực địa để kiểm tra hiện trường tại Dung Quất.

     ngày 11/9/1992, nhóm tác giả đã báo cáo dự án với UBND tỉnh Quảng Ngãi.

     tháng 11/1992, đại diện UBND tỉnh Quảng Ngãi, Ban Khoa học kỹ thuật và Sở Giao thông vận tải vào TP Hồ Chí Minh để nghe tác giả báo cáo dự án.

     ngày 18/12/1992, UBND Tỉnh Quảng Ngãi gửi báo cáo dự án Dung Quất và Tờ trình lên Văn phòng Chính Phủ.

     ngày 10/01/1993, tác giả Trương Đình Hiển báo cáo dự án Cảng biển nước sâu Dung Quất với Phó Thủ tướng Phan Văn Khải tại hội trường UBND tỉnh Quảng Ngãi.

     ngày 19/9/1994 Thủ tướng Võ Văn Kiệt đến UBND xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn để nghe Ban chủ nhiệm chương trình nghiên cứu các dữ liệu ban đầu về cảng biển nước sâu Dung Quất (gọi tắt chương trình 693) và UBND tỉnh Quảng Ngãi báo cáo về dự án cảng biển nước sâu Dung Quất và KCN Dung Quất và đi thị sát Vũng Dung Quất.

     Sau chuyến viếng thăm, khảo sát của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, các Bộ ngành chức năng và các đoàn của Trung ương đã khẩn trương về Quảng Ngãi khảo sát, làm việc và lập các phương án quy hoạch khu công nghiệp và cảng biển nước sâu Dung Quất.

     Vào ngày 09/11/1994 Thủ tướng Chính Phủ ký Quyết định 658/TTg về chọn địa điểm nhà máy lọc dầu tại Dung Quất và quy hoạch Khu Kinh tế trọng điểm miền Trung; Chính phủ đã giao cho Tổng Công ty dầu khí Việt Nam phối hợp cùng đối tác nước ngoài lập báo cáo khả thi chi tiết nhà máy lọc dầu số 1 tại Dung Quất và giao cho Uỷ ban kế hoach nhà nước chủ trì lập sơ đồ phát triển, giao cho Bộ Xây dựng lập quy hoạch bố trí mặt bằng và giao cho các ngành liên quan phối hợp với Tỉnh Quảng Ngãi và Quảng Nam – Đà Nẵng lập đề án phát triển ngành trong khu kinh tế trọng điểm miền trung.

     Ngày 11/4/1996, Thủ tướng Chính Phủ ban hành Quyết định số 207/TTg về việc “Phê duyệt quy hoạch chung khu công nghiệp Dung Quất”. Quyết định nêu rõ KCN Dung Quất là KCN lọc và hoá dầu đầu tiên của cả nước, tập trung nhiều ngành công nghiệp có quy mô lớn, gắn liền với cảng biển nước sâu Dung Quất và sân bay Quốc tế Chu Lai, là trung tâm kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi trong vùng kinh tế trọng điểm miền trung và có ý nghĩa quan trọng về quốc phòng.

     Để giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc xây dựng và phát triển KCN Dung Quất theo đúng kế hoạch, tiến độ đã định, ngày 16/8/1996 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 553/TTg thành lập Ban quản lý KCN Dung Quất.

     Ngày 5/12/1997, tại kỳ họp thứ hai - Quốc hội khoá 10 (từ ngày  21/11/1997 - 12/12/1997) đã thông qua Nghi quyết số 07/1997/QH10 về dự án Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất là công trình quan trọng Quốc gia.

     Ngày 10/7/1997, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 514/TTg về việc đầu tư Dự án Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất.

     10 giờ ngày 8/1/1998 - Động thổ - khởi công xây dựng nhà máy lọc dầu số 1 - Dung Quất.

     Ngày 11/3/2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 50/2005/QĐ-TTg về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Khu kinh tế Dung Quất, cùng với việc gói thầu số 1 và số 4 của Nhà máy lọc dầu Dung Quất được ký kết, khẳng định sự nghiệp Dung Quất phải thực hiện thành công mục tiêu đã đặt ra ngay từ đầu. Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng, quyết định thúc đẩy tiến trình phát triển của Khu kinh tế Dung Quất; thể hiện sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Quảng Ngãi; sự quan tâm đúng mức và quyết tâm của Nhà nước ta đối với công cuộc phát triển kinh tế của Khu vực trọng điểm Miền Trung.

     Sau khi Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định thành lập KKT Dung Quất (Quyết định số 50/2005/QĐ-TTg ngày 11/3/2005 và Quyết định số 72/2005/QĐ-TTg ngày 05/4/2005) tình hình thu hút đầu tư vào Dung Quất có những chuyển biến mạnh mẽ, nhiều dự án có qui mô lớn đã và đang đăng ký đầu tư vào KKT Dung Quất, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực như các dự án công nghiệp nặng, công nghiệp chế biến, dịch vụ... Tháng 11/2005 Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã khởi công trở lại, tất cả các yếu tố trên đã đưa KKT Dung Quất bước vào một giai đoạn mới, đó là giai đoạn tăng tốc và phát triển.

     Ngày 16/8/2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1056/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020. Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng, quyết định thúc đẩy tiến trình phát triển của Khu kinh tế Dung Quất; thể hiện sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Quảng Ngãi, mà nhất là huyện Bình Sơn; sự quan tâm đúng mức và quyết tâm của Nhà nước ta đối với công cuộc phát triển kinh tế của Khu vực trọng điểm Miền Trung.

     Hiện nay, KKT Dung Quất đã hoàn thiện cơ bản hệ thống hạ tầng thiết yếu; đang tiếp tục phát triển hạ tầng, tiện ích nhằm đáp ứng đồng bộ và tốt hơn yêu cầu của các dự án đầu tư.

     Ngày 22-2-2009, cả nước đón chào mẻ dầu đầu tiên xuất xưởng từ Nhà máy lọc dầu Dung Quất mang nhãn hiệu “Made in Việt Nam”. Điều đó đã khẳng định sự thành công trong việc quan tâm chỉ đạo lãnh đạo của Đảng và Nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất giờ đã trở thành Công ty TNHH một thành viên nhà máy lọc hóa dầu Bình Sơn.

 
 

2 cẩu bờ này thuộc dự án Chu Lai Port, được Doosan Vina ký kết với Công ty TNHH Cảng biển Quốc tế Chu Lai vào ngày 30/12/2022 nhằm nâng cao công suất bốc dỡ cho cảng Chu Lai. Mỗi cẩu trục có chiều cao lên đến 57,5m, dài 98m, rộng 27m, tầm với ra biển lên đến 40m, tầm với trong bờ 16m và có thể bốc dỡ container có trọng tải hơn 40 tấn, phù hợp với các tàu hàng 50.000 DWT.

Đây là lần đầu tiên cẩu trục được sản xuất, lắp dựng và bàn giao ngay tại công trường thay vì được hoàn thiện tại Doosan Vina sau đó vận chuyển đến cảng khách hàng như các dự án trước.  Sự thành công của dự án minh chứng cho năng lực thích nghi với mọi hoàn cảnh, điều kiện của người Doosan, luôn linh hoạt tìm ra giải pháp phù hợp và đưa dự án về đích đúng tiến độ.

   Các cẩu trục này có tầm với ra biển lên đến 40m, tầm với trong bờ 16m và có thể bốc dỡ container có trọng tải hơn 40 tấn

 Ông Bùi Minh Trực, TGĐ Công ty TNHH Giao nhận - Vận chuyển Quốc tế Trường Hải chia sẻ: “Chúng tôi rất vui khi Doosan Vina đồng ý thực hiện 2 cẩu STS ngay tại cảng Chu Lai. Điều này giúp chúng tôi tiết kiệm khá nhiều chi phí đồng thời học hỏi được rất nhiều điều quý báu về phong cách làm việc chuyên nghiệp từ Doosan Vina. Chúng tôi rất ấn tượng về chính sách kiểm soát chất lượng và kiểm soát tiến độ dự án từng ngày, từng giờ của Doosan Vina trong suốt quá trình thực hiện dự án”.

 2 cẩu này hiện đã được đưa vào vận hành thương mại tại cảng quốc tế Chu Lai

2 hệ thống cẩu trục STS này hiện đã được đưa vào vận hành thương mại từ đầu tháng 05/2024 với tổng công suất nâng hạ 60 lượt/giờ, giúp cảng Chu Lai nâng cao năng suất và sản lượng, rút ngắn thời gian làm hàng, mang lại hiệu quả trong quá trình lưu thông, vận tải hàng hóa tại khu vực bãi cảng, từ đó gia tăng tần suất khai thác tàu và chất lượng dịch vụ cho cảng Chu Lai. 

 Ngoài ra, hiện nay, Doosan Vina đang đẩy mạnh chế tạo và hoàn thiện 9 cẩu RTGC thuộc dự án Saudi Global Port để xuất đến cảng Dammam vào tháng 06/2024 và tiếp tục chế tạo 24 cẩu trục (6 RMQC và 18 RTGC)  cung ứng cho khách hàng PSA Mumbai, Ấn Độ./.

18/05/2024

Thường xuyên quan tâm kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện trên địa bàn, từ khi Chủ tịch UBND cấp xã tham gia Ban đại diện HĐQT cấp huyện hoạt động của Ban đại diện được bao quát và sâu sát cơ sở hơn từ khâu quản trị, giám sát xã hội đến việc kiểm tra thường xuyên hộ vay; Mặt trận Tổ quốc việt Nam, các tổ chức Chính trị - xã hội các cấp tập trung tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội đến nhân dân, nhất là người nghèo và các đối tượng chính sách khác, nâng cao hiệu quả giám sát của toàn dân. Chính quyền các xã, thị trấn luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất và điều kiện làm việc để NHCSXH huyện thực hiện Điểm giao dịch xã và người dân được tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi được thuận lợi nhất không phải đi lại nhiều lần, được hướng dẫn làm hồ sơ tại nhà, nhận tiền vay tại xã.

Hàng năm, PGD NHCSXH Bình Sơn đã chủ động tham mưu UBND huyện cân đối, rà soát và chuyển nguồn vốn uỷ thác qua NHCSXH huyện để thực hiện cho vay giải quyết việc làm, nâng tổng nguồn vốn ủy thác của huyện đến nay đạt 16.464 triệu đồng, tăng 15.356 triệu đồng so với thời điểm triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW. Điều này không chỉ cho thấy sự quan tâm, mà còn thể hiện sự vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tạo điều kiện NHCSXH huyện ngày càng hoạt động hiệu quả, không xảy ra tiêu cực; đồng thời góp phần ngăn chặn đẩy lùi tín đụng đen, đảm bảo thực hiện hiệu quả chủ trương, chính sách mục tiêu về giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển an sinh xã hội trên địa bàn huyện.

Có thể khẳng định Chỉ thị 40-CT/TW đã thực sự đi vào cuộc sống phù hợp và đáp ứng kịp thời nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân; qua đó củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, góp phần thực hiện được mục tiêu tăng trưởng đi đôi với phát triển, góp phần đạt mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị. Đây cũng là minh chứng khẳng định chủ trương tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về tín dụng chính sách xã hội đã đề ra tại Chỉ thị 40-CT/TW là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước và đạt được nhiều kết quả tích cực, cấp ủy, chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp đã nâng cao vai trò, trách nhiệm trong việc thực thi, giám sát xã hội đối với hoạt động tín dụng chính sách giúp Phòng giao dịch NHCSXH huyện thực hiện tốt nhiệm vụ; góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội của địa phương./.

16/05/2024

Phát biểu tại Lễ khai giảng, đồng chí Nguyễn Tưởng Duy - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện xác định: trong thời gian qua, công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của các ngành, các cấp trong huyện đã có những bước chuyển biến tích cực, rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, công tác xử lý thông tin ban đầu, nhất là ở cơ sở, trong đó có các đơn vị trường học còn gặp những khó khăn nhất định dẫn đến phát sinh nhiều vụ việc khiếu nại, khiếu kiện kéo dài, kiến nghị tập thể, vượt cấp… ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước của UBND huyện.

Đồng chí Nguyễn Tưởng Duy, Chủ tịch UBND huyện phát biểu khai mạc Lớp bồi dưỡng

Để triển khai thực hiện tốt công tác quản lý, điều hành và xử lý thông tin, giải quyết đơn thư ở các trường học trên địa bàn trong thời gian đến, đồng chí Chủ tịch UBND huyện đề nghị các học viên tham gia Lớp bồi dưỡng sắp xếp thời gian tham dự đầy đủ các nội dung theo chương trình bồi dưỡng; tập trung, chú ý tiếp thu, tham gia trao đổi, thảo luận để tích lũy thêm kinh nghiệm và ứng dụng những kiến thức đã được bồi dưỡng vào công tác quản lý, điều hành tại đơn vị.

14/05/2024

 

Sau 3 ngày thi đấu sôi nổi, kịch tính, đội bóng chuyền nông dân huyện Bình Sơn và Sơn Hà đã xuất sắc giành quyền vào thi đấu trận chung kết tranh cúp “Bông lúa vàng” năm nay.

Kết quả chung cuộc, đội bóng chuyền nông dân huyện Bình Sơn đã xuất sắc giành chiến thắng trước đội bóng chuyền nông dân huyện Sơn Hà với tỷ số 3 – 1.  Đây là lần thứ 6 liên tiếp, đội bóng chuyền nông dân huyện Bình Sơn đoạt cúp "Bông lúa vàng". 

Sau khi kết thúc trận chung kết, Ban tổ chức đã trao cúp "Bông lúa vàng" cho đội bóng chuyền nông dân huyện Bình Sơn, trao giải Nhì cho đội bóng chuyền nông dân huyện Sơn Hà. Hai giải Ba được trao cho đội bóng chuyền nông dân huyện Ba Tơ và Sơn Tịnh.

Đồng chí Nguyễn Tưởng Duy, Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn đến chúc mừng và thưởng nóng cho đội bóng

Ban tổ chức trao giải vận động viên (VĐV) xuất sắc cho VĐV Trịnh Phú Giáp, giải VĐV Libero xuất sắc cho VĐV Phạm Văn Tính đội bóng chuyền nông dân huyện Bình Sơn.

Giải Bóng chuyền truyền thống nông dân tranh cúp “Bông lúa vàng” lần thứ XX, với sự tham gia của hơn 130 VĐV đến từ 13 huyện, thị xã, thành phố đã chính thức khép lại sau 22 trận đấu hấp dẫn, kịch tính. Giải đấu không chỉ mang lại sân chơi lành mạnh, bổ ích, mà còn góp phần nâng cao tinh thần rèn luyện sức khỏe và tinh thần đoàn kết, gắn bó giữa hội viên nông dân trong tỉnh../.

10/05/2024

     Trong 3 ngày (10, 11 và 12/5), hơn 90 vận động viên là cán bộ, chiến sĩ Dân quân tự vệ của 22 xã, thị trấn và cán bộ thường trực cơ quan Quân sự huyện (được chia thành 4 Cụm) sẽ tham gia tranh tài ở 5 môn thi đấu, gồm: Bóng chuyền nam, Cầu lông (đôi nam, đôi nữ, đơn nam, đơn nữ, đôi nam nữ), Bơi vũ trang (nam, nữ), Võ chiến đấu, 3 môn phối hợp (chạy vũ trang, bắn súng quân dụng, ném lựu đạn xa trúng hướng) cả nam và nữ.

     Hội thao lần này nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng Đại hội Thi đua quyết thắng LLVT các cấp. Qua đó nhằm cổ vũ, đẩy mạnh phong trào rèn luyện thể lực, hoạt động thể dục, thể thao của cán bộ chiến sỹ trong LLVT huyện; thông qua Hội thao để tăng cường, mở rộng mối quan hệ đoàn kết, giao lưu học tập, nâng cao thể chất, đời sống tinh thần. Đồng thời góp phần đánh giá thực chất công tác huấn luyện, khả năng sẵn sàng chiến đấu trong cán bộ chiến sĩ LLVT huyện Bình Sơn./.

 

 

 

10/05/2024

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 2059

Tổng số lượt xem: 8275508

Cổng thông tin điện tử huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

Trưởng Ban biên tập: Phạm Quang Sự - Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn

Điện thoại: 0255.3851261; Email: binhson@quangngai.gov.vn;

Địa chỉ: Số 395 đường Phạm Văn Đồng - TDP 4 thị trấn Châu Ổ, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

ipv6 ready