Truy cập nội dung luôn

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH SƠN

Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa, khơi dậy tình yêu quê hương, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc

29/04/2022 11:10    328

Xác định công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trên địa bàn huyện Bình Sơn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong giáo dục truyền thống cách mạng, tình yêu quê hương và phát triển du lịch bền vững trên địa bàn huyện, thời gian qua, huyện Bình Sơn đã đầu tư cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa trên địa bàn huyện đạt nhiều kết quả.

Về Di tích lịch sử Văn hóa:  trên địa bàn huyện có 04 Di tích cấp quốc gia, 15 di tích cấp tỉnh, 10 di tích UBND tỉnh ra quyết định bảo vệ. Chỉ tính từ năm 2018 đến nay, huyện đã phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh lập hồ sơ khoa học và được UBND tỉnh Quảng Ngãi công nhận 12 di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh đối với các di tích: Mộ và Nhà thờ cụ Trần Kỳ Phong, xã Bình Long, xã Bình Thanh; Vụ thảm sát An cường, xã Bình Hải;  Mộ và nhà thờ Nguyễn Tấn Kỳ, xã Bình Nguyên; Lăng vạn Thanh Thủy, xã Bình Hải; Chiến thắng Gò Sỏi, xã Bình Trung; Căn cứ Truyền Tung, xã Bình An; Núi Sơn, điểm treo cờ Đảng đầu tiên của huyện Bình Sơn, xã Bình Chánh; Mộ và nhà thờ Lê Ngung; xã Bình Thanh; Mộ và nhà thờ Nguyễn Tự Tân, xã Bình Phước; Mộ Trần Công Hiến, xã Bình Dương; Bia Đinh Gia Yển Ký, xã Bình Mỹ; Lăng vạn Đông Yên, xã Bình Dương.

 Nâng cấp, sửa chữa 14 bảng biển di tích: Chiến Thắng Gò Sỏi, xã Bình Trung; Căn cứ Tuyền Tung, xã Bình An; Di chỉ cư trú và Mộ táng, xã Bình Châu; Di tích Căn cứ huyện Đông Sơn, xã Bình Tân; di tích Mộ Ông lấp biển, xã Bình Dương; Di tích Mộ và nhà thờ chí sỹ yêu nước Nguyễn Tự Tân, xã Bình Phước ; Di tích Nhà thờ cụ Trần Kỳ Phong và Nhà thờ Lê Ngung, xã Bình Thanh; Chùa Diệu Giác, thị trấn Châu Ổ; Mộ và nhà thờ chí sỹ yêu nước Nguyễn Tấn Kỳ, xã Bình Nguyên; Di tích Núi Sơn, địa điểm treo cờ Đảng đầu tiên ở huyện Bình Sơn, xã Bình Chánh; Di tích Lăng vạn Thanh Thủy, xã Bình Hải; chiến thắng Bến Lăng, xã Bình Đông ; lăng vạn Đông Yên, xã Bình Dương với tổng kinh phí trên 820 triệu đồng.

Đầu tư xây dựng Nhà thờ Nhà chí sĩ yêu nước Lê Ngung (01 tỷ) ; trùng tu, nâng cấp nhà thờ Nhà chí sĩ yêu nước Nguyễn Tự Tân, Trần Kỳ Phong (2,5 tỷ); Mộ Trần Công Hiến (950 triệu); Căn cứ Truyền Tung (3,5 tỷ); Di tích Chiến thắng Gò Sỏi (800 triệu); Đường, điện và sơn sửa tượng đài Di tích cấp quốc gia Địa đạo Đám Toái (1,4 tỷ); đường vào các điểm di tích Vụ thảm sát Bình Hòa (1,1 tỷ) từ ngân sách huyện. Năm 2022, huyện tiếp tục bố trí ngân sách huyện xây dựng nhà thờ nhà chí sỹ yêu nước Võ Thị Đệ với kinh phí 1,2 tỷ; trùng tu mộ và nhà thờ nhà chí sỹ yêu nước Nguyễn Tự Tân với kinh phí 550 triệu đồng.

Về Lễ Hội và bảo tồn, phát huy văn hóa dân gian của địa phương: Các lễ hội truyền thống, dân gian mang đậm dấu ấn địa phương được tổ chức hàng năm như: Lễ hội cầu ngư và giỗ thần Nam Hải, Lễ hội đua thuyền truyền thống; Lễ cúng Âm linh tự; Lễ rước hồn mẹ lúa (Tết ngã rạ ở Thọ An xã Bình An) và Hội làng văn hóa được tổ chức định kỳ 02 năm 01 lần đã góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa địa phương, thu hút hàng vạn lượt khách về tham dự. Đặc biệt, ngày 13/4/2019, Huyện đã tổ chức thành công Lễ hội dưa hấu huyện Bình Sơn năm 2019 tại thôn Thọ An, xã Bình An. Việc tổ chức Lễ hội dưa hấu tại thôn Thọ An, xã Bình An là sự kết nối giữa Lễ Hội với khôi phục văn hóa truyền thống đồng bào dân tộc Cor tại Thọ An. Huyện đã đầu tư hàng tỷ đồng nhằm khôi phục lại văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Cor, thôn Thọ An, xã Bình An  như mua sắm trang phục, dụng cụ chiêng, trống và khôi phục dân ca,  dân vũ; Làm nhà sàn và trưng bày các dụng cụ sản xuất, săn bắn, sinh hoạt của đồng bào dân tộc Cor. Huyện mới nghệ nhân huyện Trà Bồng dạy dân ca, dân vũ của đồng bào Cor cho đồng bào Cor, thôn Thọ An. Vẽ tranh 3D tại thôn Thọ An. Đây chính là đầu tư để gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc gắn với phát huy lễ hội để quảng bá hình ảnh về đất và con người Bình Sơn.

Trên địa bàn huyện có 02 Câu lạc bộ đàn và hát dân ca với 04 nghệ nhân ưu tú được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phong tặng (xã Bình Thuận, xã Bình Thạnh). Hoạt động của các Câu lạc bộ đã thu hút được sự quan tâm và sự tham gia của người dân, nhất là truyền dạy dân ca bài chòi cho thanh thiếu niên. Vào các dịp Lễ, Tết, Lễ hội cầu ngư và giỗ thần Nam Hải của các xã ven biển, các câu lạc bộ tổ chức hát Bả trạo và múa chèo, múa gươm hay tổ chức hội bài chòi. Đây chính là cái nôi trong bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của huyện Bình Sơn.

Để tiếp tục thực hiện công tác bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa trên địa bàn huyện, thời gian tới, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Bình Sơn tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 03-NQ/TU về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ngãi đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững; Tiếp tục đầu tư tôn tạo, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa trên địa bàn huyện gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, gắn với phát triển du lịch cộng đồng, phát triển kinh tế bền vững của huyện; Thu hút các nguồn lực thực hiện xã hội hoá đối với việc bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa gắn với đạo lý, truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” và “Giữ gìn và phát huy giá trị bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam”; Tăng cường quảng bá hình ảnh, quê hương, con người Bình Sơn gắn với các di sản văn hóa của huyện trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên trang thông tin điện tử của huyện, trên mạng xã hội.

Có thể thấy, sự quan tâm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm trong bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa trên địa bàn huyện đã đạt nhiều kết quả quan trọng. Đặc biệt là giáo dục truyền thống cách mạng, tình yêu quê hương; sự kết hợp với phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái tại thôn Thọ An, xã Bình An ; Gành Yến, xã Bình Hải ; Bàu Cá Cái, xã Bình Thuận với dân ca, dân vũ truyền thống của đồng bào Cor, thôn Thọ An và 02 Câu lạc bộ Đàn và hát dân ca xã Bình Thuận, xã Bình Thạnh ; trong việc gắn kết với các di tích lịch sử văn hóa như Căn cứ Truyền Tung – Đình Thọ An, thôn Thọ An ; lăng vặn Thanh Thủy, chiến thắng Vạn Tường, vụ Thảm sát An Cường, xã Bình Hải. Sự kết hợp hài hoà việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa đã góp phần rất lớn trong phát triển kinh tế, du lịch bền vững, trong giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng cho Nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, khơi dậy tình yêu quê hương, sự khát vọng cống hiến để phát triển kinh tế xã hội bền vững của huyện Bình Sơn. Đây chính là chủ trương đúng đắn của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện nhà trong thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XX, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Bình Sơn lần thứ XXVII.

Bài ảnh: Kim Ngân

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 861

Tổng số lượt xem: 7809558

Cổng thông tin điện tử huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

Trưởng Ban biên tập: Phạm Quang Sự - Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn

Điện thoại: 0255.3851261; Email: binhson@quangngai.gov.vn;

Địa chỉ: Số 395 đường Phạm Văn Đồng - TDP 4 thị trấn Châu Ổ, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

ipv6 ready