Truy cập nội dung luôn

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH SƠN

TỔNG QUAN VỀ KHU KINH TẾ DUNG QUẤT

Khu kinh tế Dung Quất nằm ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, thuộc khu vực duyên hải miền Trung Việt Nam, cách Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 860 km, tiếp giáp Quốc lộ 1A, đường sắt xuyên Việt và là điểm đầu của một trong những tuyến đường xuyên Á kết nối với Lào, Campuchia và Thái Lan.
KKT Dung Quất được Chính phủ Việt Nam quy hoạch trở thành một khu kinh tế đa ngành – đa lĩnh vực, với trọng tâm là công nghiệp lọc dầu, hóa dầu, công nghiệp nặng quy mô lớn (luyện cán thép, đóng tàu, cơ khí, sản xuất xi măng, chế tạo ô-tô ...), các ngành công nghiệp nhẹ, các dịch vụ tài chính, ngân hàng, du lịch, bất động sản ...
KKT Dung Quất có những lợi thế so sánh để trở thành một địa điểm kinh doanh hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước: nằm ở vị trí chiến lược là trung điểm của Việt Nam và khu vực; tiếp giáp với sân bay Chu Lai; có cảng nước sâu Dung Quất; có các đô thị phụ trợ với cơ sở hạ tầng - tiện ích đầy đủ và dịch vụ chất lượng cao; áp dụng các ưu đãi đầu tư ở mức cao và các cơ chế thông thoáng trong quản lý, điều hành theo thông lệ quốc tế.
Hệ thống cơ sở hạ tầng (đường giao thông, cầu cảng, cấp nước, cấp điện, xử lý chất thải ...) và các tiện ích xã hội (bệnh viện, trường dạy nghề, các cơ sở vui chơi giải trí ...) bên trong KKT Dung Quất đã được hoàn thành về cơ bản và đang được tiếp tục đầu tư, mở rộng, nâng cấp để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư.
Hơn 140 dự án đã được cấp phép hoặc chấp thuận đầu tư tại KKT Dung Quất, với tổng vốn đăng ký khoảng 10,3 tỷ USD, vốn thực hiện hơn 4 tỷ USD. Một số nhà máy quy mô lớn đã được hoàn thành và đang hoạt động: Nhà máy lọc dầu Dung Quất với công suất 6,5 triệu tấn dầu thô/năm và sẽ được mở rộng lên công suất 10 triệu tấn dầu thô/năm; Nhà máy công nghiệp nặng Doosan-Vina; Nhà máy đóng tàu Dung Quất; Nhà máy Polypropylene… Ngoài ra, một số dự án quy mô lớn đang được triển khai xây dựng: Nhà máy thép Guang Lian với công suất 5 triệu tấn/năm, Nhà máy nhiên liệu sinh học Bioethanol… Dự kiến đến năm 2012, KKT Dung Quất sẽ thu hút 12 tỷ USD vốn đầu tư, trong đó số vốn thực hiện chiếm khoảng 60-70%.
Để tiếp tục tạo động lực cho sự phát triển, KKT Dung Quất được định hướng quy hoạch mở rộng và phát triển thành một đặc khu kinh tế hoặc một thành phố công nghiệp và trở thành một trung tâm lọc hóa dầu quốc gia. KKT Dung Quất sẽ được mở rộng từ diện tích 10.300 ha hiện tại lên hơn 45.000 ha.
Khu kinh tế Dung Quất thuộc sự quản lý nhà nước trực tiếp của Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất (DEZA) là cơ quan trực thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi. DEZA hân hạnh chào đón các doanh nghiệp đến khảo sát, tìm kiếm cơ hội đầu tư – kinh doanh tại Dung Quất

                                                     Nguồn : www.dungquat.com.vn

Nhà máy lọc dầu Dung Quất

Nhà máy lọc dầu Dung Quất

Sơ lược quá trình quy hoạch, đầu tư và xây dựng Khu kinh tế Dung Quất

Quá trình hình thành và phát triển của Khu kinh tế Dung Quất được thể hiện qua những mốc thời gian và sự kiện quan trọng sau đây:

     tháng 2/1992, sau khi phân tích tình hình phát triển kinh tế của khu vực và vị trí chiến lược của các tỉnh miền Trung trong giai đoạn sắp tới, Phó tiến sĩ Trương Đình Hiển và Kỹ sư Bùi Quốc Nghĩa đã soạn thảo và triển khai chương trình nghiên cứu và lựa chọn các khu vực có thể làm cảng biển ở khu vực miền Trung và đã tiến hành nghiên cứu 12 vị trí: Quy Nhơn, Đề Gi, An Dũ, Tam Quan (Bình Định), Sa Huỳnh, Trà Câu, Cửa Đại, Sa Kỳ, Dung Quất (Quảng Ngãi), Kỳ Hà (Quảng Nam), Vịnh Đà Nẵng (Đà Nẵng) và Chân Mây (THừa Thiên - Huế).

     tháng 9/1992, PTS.Trương Đình Hiển và KS.Bùi Quốc Nghĩa đã hoàn thành dự án chọn địa điểm cảng biển nước sâu Dung Quất.

     ngày 10/9/1992, PTS.Trương Đình Hiển và KS.Bùi Quốc Nghĩa đến báo cáo và giới thiệu dự án với Ban Khoa học kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi và xin đi thực địa để kiểm tra hiện trường tại Dung Quất.

     ngày 11/9/1992, nhóm tác giả đã báo cáo dự án với UBND tỉnh Quảng Ngãi.

     tháng 11/1992, đại diện UBND tỉnh Quảng Ngãi, Ban Khoa học kỹ thuật và Sở Giao thông vận tải vào TP Hồ Chí Minh để nghe tác giả báo cáo dự án.

     ngày 18/12/1992, UBND Tỉnh Quảng Ngãi gửi báo cáo dự án Dung Quất và Tờ trình lên Văn phòng Chính Phủ.

     ngày 10/01/1993, tác giả Trương Đình Hiển báo cáo dự án Cảng biển nước sâu Dung Quất với Phó Thủ tướng Phan Văn Khải tại hội trường UBND tỉnh Quảng Ngãi.

     ngày 19/9/1994 Thủ tướng Võ Văn Kiệt đến UBND xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn để nghe Ban chủ nhiệm chương trình nghiên cứu các dữ liệu ban đầu về cảng biển nước sâu Dung Quất (gọi tắt chương trình 693) và UBND tỉnh Quảng Ngãi báo cáo về dự án cảng biển nước sâu Dung Quất và KCN Dung Quất và đi thị sát Vũng Dung Quất.

     Sau chuyến viếng thăm, khảo sát của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, các Bộ ngành chức năng và các đoàn của Trung ương đã khẩn trương về Quảng Ngãi khảo sát, làm việc và lập các phương án quy hoạch khu công nghiệp và cảng biển nước sâu Dung Quất.

     Vào ngày 09/11/1994 Thủ tướng Chính Phủ ký Quyết định 658/TTg về chọn địa điểm nhà máy lọc dầu tại Dung Quất và quy hoạch Khu Kinh tế trọng điểm miền Trung; Chính phủ đã giao cho Tổng Công ty dầu khí Việt Nam phối hợp cùng đối tác nước ngoài lập báo cáo khả thi chi tiết nhà máy lọc dầu số 1 tại Dung Quất và giao cho Uỷ ban kế hoach nhà nước chủ trì lập sơ đồ phát triển, giao cho Bộ Xây dựng lập quy hoạch bố trí mặt bằng và giao cho các ngành liên quan phối hợp với Tỉnh Quảng Ngãi và Quảng Nam – Đà Nẵng lập đề án phát triển ngành trong khu kinh tế trọng điểm miền trung.

     Ngày 11/4/1996, Thủ tướng Chính Phủ ban hành Quyết định số 207/TTg về việc “Phê duyệt quy hoạch chung khu công nghiệp Dung Quất”. Quyết định nêu rõ KCN Dung Quất là KCN lọc và hoá dầu đầu tiên của cả nước, tập trung nhiều ngành công nghiệp có quy mô lớn, gắn liền với cảng biển nước sâu Dung Quất và sân bay Quốc tế Chu Lai, là trung tâm kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi trong vùng kinh tế trọng điểm miền trung và có ý nghĩa quan trọng về quốc phòng.

     Để giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc xây dựng và phát triển KCN Dung Quất theo đúng kế hoạch, tiến độ đã định, ngày 16/8/1996 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 553/TTg thành lập Ban quản lý KCN Dung Quất.

     Ngày 5/12/1997, tại kỳ họp thứ hai - Quốc hội khoá 10 (từ ngày  21/11/1997 - 12/12/1997) đã thông qua Nghi quyết số 07/1997/QH10 về dự án Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất là công trình quan trọng Quốc gia.

     Ngày 10/7/1997, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 514/TTg về việc đầu tư Dự án Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất.

     10 giờ ngày 8/1/1998 - Động thổ - khởi công xây dựng nhà máy lọc dầu số 1 - Dung Quất.

     Ngày 11/3/2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 50/2005/QĐ-TTg về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Khu kinh tế Dung Quất, cùng với việc gói thầu số 1 và số 4 của Nhà máy lọc dầu Dung Quất được ký kết, khẳng định sự nghiệp Dung Quất phải thực hiện thành công mục tiêu đã đặt ra ngay từ đầu. Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng, quyết định thúc đẩy tiến trình phát triển của Khu kinh tế Dung Quất; thể hiện sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Quảng Ngãi; sự quan tâm đúng mức và quyết tâm của Nhà nước ta đối với công cuộc phát triển kinh tế của Khu vực trọng điểm Miền Trung.

     Sau khi Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định thành lập KKT Dung Quất (Quyết định số 50/2005/QĐ-TTg ngày 11/3/2005 và Quyết định số 72/2005/QĐ-TTg ngày 05/4/2005) tình hình thu hút đầu tư vào Dung Quất có những chuyển biến mạnh mẽ, nhiều dự án có qui mô lớn đã và đang đăng ký đầu tư vào KKT Dung Quất, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực như các dự án công nghiệp nặng, công nghiệp chế biến, dịch vụ... Tháng 11/2005 Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã khởi công trở lại, tất cả các yếu tố trên đã đưa KKT Dung Quất bước vào một giai đoạn mới, đó là giai đoạn tăng tốc và phát triển.

     Ngày 16/8/2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1056/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020. Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng, quyết định thúc đẩy tiến trình phát triển của Khu kinh tế Dung Quất; thể hiện sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Quảng Ngãi, mà nhất là huyện Bình Sơn; sự quan tâm đúng mức và quyết tâm của Nhà nước ta đối với công cuộc phát triển kinh tế của Khu vực trọng điểm Miền Trung.

     Hiện nay, KKT Dung Quất đã hoàn thiện cơ bản hệ thống hạ tầng thiết yếu; đang tiếp tục phát triển hạ tầng, tiện ích nhằm đáp ứng đồng bộ và tốt hơn yêu cầu của các dự án đầu tư.

     Ngày 22-2-2009, cả nước đón chào mẻ dầu đầu tiên xuất xưởng từ Nhà máy lọc dầu Dung Quất mang nhãn hiệu “Made in Việt Nam”. Điều đó đã khẳng định sự thành công trong việc quan tâm chỉ đạo lãnh đạo của Đảng và Nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất giờ đã trở thành Công ty TNHH một thành viên nhà máy lọc hóa dầu Bình Sơn.

 
 

Từ ngày 01/7/2024, Luật Căn cước năm 2023 bắt đầu có hiệu lực thi hành. Để triển khai thực hiện hiệu quả, tại Lễ phát động, đã tổ chức tuyên truyền Luật Căn cước và các văn bản triển khai thi hành Luật; các điểm mới của Luật Căn cước; đối tượng cấp căn cước và giấy chứng nhận Căn cước. Đồng thời, phát động triển khai thi hành Luật Căn cước và ra quân thu nhận hồ sơ cấp Căn cước, giấy chứng nhận cấp Căn cước trên địa bàn huyện.

Đồng chí Ung Đình Hiền, Phó Chủ tịch UBND huyện phát biểu tại lễ phát động

Với quyết tâm chính trị cao nhất và tinh thần tận tụy vì Nhân dân phục vụ, lực lượng Công an huyện sẽ nỗ lực thi đua và cam kết hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao; phối hợp cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương đưa Luật Căn cước năm 2023 được thực thi hiệu quả, đi vào cuộc sống./.

02/07/2024

Theo hồ sơ xử lý vi phạm hành chính, ông Dương Thanh Tịnh điều khiển tàu cá QNg 91207-Ts hành nghề thu mua hải sản ở vùng biển khơi từ Quảng Ngãi đến Đà Nẵng. Trong quá trình hoạt động trên biển, do chủ quan không kiểm tra, theo dõi thiết bị định vị nên ông Tịnh đã điều khiển phương tiện vượt ranh giới cho phép trên biển 2 lần.  

Việc làm của ông Tịnh đã bị Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Sa Kỳ phát hiện, lập biên bản. Đồng thời đề nghị Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Ngãi xử phạt theo thẩm quyền, nhằm thực hiện nghiêm các chế tài pháp lý trong công tác phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.

02/07/2024

Lịch công tác TT.HĐND và LĐ UBND huyện tuần 27 + 28 năm 2024.xlsx 02/07/2024

Đồng chí Ung Đình Hiền, Phó Chủ tịch UBND huyện và các đồng chí Lãnh đạo Phòng Tài chính kế hoạch, Phòng Nông nghiệp &PTNT, Phòng Kinh tế và hạ tầng cùng chủ trì Hội nghị.  Tham dự hội nghị còn có đồng chí Nguyễn Văn Thái, Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ, lãnh đạo các Phòng, ban, ngành, đoàn thể huyện cùng lãnh đạo UBND các xã thị trấn.

Toàn huyện có 44 HTX; trong đó, có 40 HTX Nông nghiệp; 4 HTX Phi nông nghiệp với  14.155 thành viên. Các hợp tác xã Nông nghiệp, hoạt động của HTXNN chủ yếu tập trung vào dịch vụ thủy lợi, dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt, dịch vụ tín dụng nội bộ, dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp, dịch vụ quản lý chợ, dịch vụ liên kết sản xuất lúa giống, dịch vụ lâm nghiệp, bên cạnh đó một số hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất vi tảo, sản xuất nước mắm. Việc sản xuất kinh doanh của các HTXNN còn nhỏ lẻ, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội, hiệu quả chưa cao, dẫn đến thu nhập của cán bộ quản lý HTXNN thấp.

         Đồng chí Ung Đình Hiền, Phó Chủ tịch UBND huyện phát biểu

                            Các đại biểu tham dự Hội nghị

Tại hội nghị, đại diện các hợp tác xã nông nghiệp đã nêu một số ý kiến, kiến nghị đến lãnh đạo huyện và các cơ quan chuyên môn liên quan về các lĩnh vực như: đề nghị tăng định mức cấp bù thuỷ lợi phí để phù hợp với giá điện và giá nhân công hiện nay; đề nghị huyện can thiệp với Điện lực thanh toán số tiền còn lại cho các cổ đông của Công ty Cổ phần điện -Xây dựng -môi trường huyện; cần tập huấn Luật HTX 2023 và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật HTX năm 2023; đề nghị Trung tâm Phát triến Quỹ đất huyện làm việc với Công ty Hoàng Thịnh Đạt và các cơ quan liên quan để Bồi thường tài sản của HTX NN Bình Thạnh   trong vùng dự án Khu Công nghiệp Đô thị Dung Quất để HTX có nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng thủy lợi phục vụ sản xuất.

               Giám đốc HTX NN Bình Thạnh kiến nghị

Đại diện các HTX cũng kiến nghị, cần đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương thủy lợi; tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, có chính sách thu mua nông sản với giá cả hợp lý, quan tâm xây dựng các sản phẩm OCOP; tạo điều kiện cho một số HTX nông nghiệp  đủ điều kiện đóng bảo hiểm xã hội cho cán bộ quản lý HTX. V.v.

Đại diện HTX phát biểu ý kiến

Trên cơ sở ý kiến của các hợp tác xã, tổ họp tác, UBND huyện và đại diện các cơ quan chuyên môn đã thảo luận, làm rõ một số vấn đề thuộc thẩm quyền, đồng thời định hướng một số giải pháp giúp các hợp tác xã sớm giải quyết những khó khăn, vướng mắc đang gặp phải trong thời gian qua.

                                               Quang cảnh Hội nghị

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Ung Đình Hiền, Phó Chủ tịch UBND huyện đề nghị trong thời gian tới, các hợp tác xã cùng với chính quyền địa phương tiếp tục có sự quan tâm nghiên cứu định hướng để các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn ngày càng chuyển biến mạnh mẽ hơn; đổi mới hoạt động, thực hiện đúng các thẩm quyền, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước của hợp tác xã, mở rộng các hoạt động kinh doanh, liên kết sản xuất và chế biến, tiêu thụ nông sản  áp dụng các hướng đi mới phù hợp với nhu cầu thị trường trong tình hình mới hiện nay./.

28/06/2024

Bác Hồ từng nói: “Hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội mà phải chú ý hạt nhân cho tốt”. Chủ tịch Hồ Chí Minh được sinh ra, lớn lên và trưởng thành cũng từ cái nôi của một gia đình mang đậm những nét điển hình văn hóa gia đình truyền thống Việt Nam. Với người lớn, Bác Hồ là động lực để học tập và làm theo tấm gương của Người. Với các em thuộc thế hệ mầm non, việc thi đua thực hiện tốt “Năm điều Bác Hồ dạy” là động lực để thúc đẩy các em luôn chăm ngoan, học giỏi, nghe lời thầy cô, ông bà, cha mẹ, thương yêu bạn bè…. để xứng đáng là "Cháu ngoan Bác Hồ”. Nói chuyện tại Hội nghị Cán bộ Đảng ngành Giáo dục tháng 6-1957, Bác căn dặn cán bộ đảng Ngành này: “Phải nhất thiết liên hệ mật thiết với gia đình học trò. Bởi vì giáo dục trong nhà trường, chỉ là một phần, còn cần có giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”. Bác khuyên mọi người trong gia đình phải quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau để mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ văn hóa, thi đua với nhau vươn lên thực hiện tốt nghĩa vụ của mỗi người đối với gia đình và đất nước.

Bác Hồ cho rằng giáo dục gia đình không chỉ bó hẹp trong phạm vi từng gia đình riêng lẻ mà phải mở rộng tác dụng ra làng xã và toàn xã hội, phải chăm lo đến cả con cái những gia đình khác trong đại gia đình của dân tộc ta. Và chính Bác là một tấm gương mẫu mực về sự quan tâm chăm sóc trẻ thơ, mang lại cho trẻ em hạnh phúc được sống cùng cha mẹ, được hưởng quyền dân chủ, được vui chơi và học hành tiến bộ. Đêm Trung thu đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mặc dù công việc bộn bề, đất nước còn nhiều khó khăn, Bác đã dành thời gian nói chuyện với thiếu nhi, Bác căn dặn: Các em nên rèn luyện đức tính thành thật và dũng cảm, ở trường thì kính thầy, yêu bạn, đoàn kết và giúp đỡ cha mẹ, ở xã hội thì tùy sức mình mà tham gia những việc có lợi chung… 

 

Ngày nay, Gia đình Việt Nam với tất cả các mối quan hệ bên trong của nó đang chịu tác động mạnh mẽ, nhiều thách thức của thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá và mạng xã hội; giường như sự quan tâm, chăm sóc, mối liên kết giữa các thành viên trong gia đình đang bị thiếu hụt, dễ vỡ, đặc biệt trong các gia đình trẻ.  Để gia đình phát huy tốt vai trò của mình, thật sự chính là nơi duy trì truyền thống, trao quyền các giá trị văn hóa, tạo dựng cơ sở cho sự trật tự, ổn định xã hội và hình thành, giáo dục nhân cách con người thì hiện nay các cấp uỷ đảng, chính quyền và mỗi thành viên trong gia đình cần quan tâm, đầu tư hơn nữa cho gia đình. Bởi lẽ, cho dù có đi đâu, làm gì, gia đình vẫn là nơi để nhớ, để yêu thương và để quay về. Gia đình hạnh phúc là nền tảng của quốc gia thịnh vượng. Gia đình chính là điểm xuất phát và đích đến của chính sách.

28/06/2024

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 2051

Tổng số lượt xem: 8695676

Cổng thông tin điện tử huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

Trưởng Ban biên tập: Phạm Quang Sự - Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn

Điện thoại: 0255.3851261; Email: binhson@quangngai.gov.vn;

Địa chỉ: Số 395 đường Phạm Văn Đồng - TDP 4 thị trấn Châu Ổ, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

ipv6 ready