Skip to Content

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH SƠN

Tiêu chuẩn cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

08/06/2022 08:35    262

Ngày 01/6/2022, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU về nâng cao chất lượng cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, xác định mục tiêu cụ thể về trình độ chuyên môn, lý luận chính trị đối với cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn như sau:

1. Đến hết năm 2025 

- Đối với cán bộ chủ chốt (gồm bí thư, phó bí thư, chủ tịch hội đồng nhân dân, chủ tịch ủy ban nhân dân, phó chủ tịch hội đồng nhân dân, phó chủ tịch ủy ban nhân dân)

+ Về trình độ chuyên môn: Ở phường, thị trấn và xã đồng bằng có trình độ đào tạo từ đại học trở lên. Ở xã miền núi có trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên. 

+ Về trình độ lý luận chính trị: Từ trung cấp trở lên. 

+ Được bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên trở lên, bồi dưỡng cập nhật kiến thức lãnh đạo, quản lý theo chức danh quy hoạch.

- Đối với cán bộ các tổ chức chính trị - xã hội: 

+ Về trình độ chuyên môn: Từ trung cấp trở lên, 70% được bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đoàn thể. 

+ Về trình độ lý luận chính trị: Từ sơ cấp trở lên.

- Đối với công chức:

+ Về trình độ chuyên môn: Ở phường, thị trấn và xã đồng bằng có trình độ đào tạo từ đại học trở lên; ở xã miền núi có trình độ cao đẳng trở lên và 70% được bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên trở lên. 

+ Về trình độ lý luận chính trị: Từ sơ cấp chính trị trở lên.

- Đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã: Có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên và đa số được đào tạo sơ cấp lý luận chính trị.

- Về tin học, ngoại ngữ và tiếng đồng bào dân tộc thiểu số: Phấn đấu cán bộ, công chức cấp xã có khả năng ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong công tác; đến năm 2025, 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng, hoàn thành cơ bản mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử ở cấp xã. Cán bộ, công chức trẻ dưới 40 tuổi ở đô thị tham gia học ngoại ngữ; phấn đấu có 50% cán bộ, công chức cấp xã là người Kinh công tác ở vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số tham gia học tiếng dân tộc.

2. Đến năm 2030

- Đối với cán bộ chủ chốt cấp xã (gồm bí thư, phó bí thư, chủ tịch hội đồng nhân dân, chủ tịch ủy ban nhân dân, phó chủ tịch hội đồng nhân dân, phó chủ tịch ủy ban nhân dân): Có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên.

- Đối với cấp ủy viên cấp ủy cơ sở: Có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên.

- Đối với cán bộ các tổ chức chính trị - xã hội có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên, 100% được bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đoàn thể; trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên. 

- Đối với công chức ở xã miền núi: Có trình độ đào tạo từ đại học trở lên và 100% cán bộ, công chức cấp xã được bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên trở lên.

- Đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã: Phấn đấu 50% có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên và sơ cấp lý luận chính trị.

- Về tin học, ngoại ngữ và tiếng đồng bào dân tộc thiểu số: 100% cán bộ, công chức đạt chuẩn về tin học hoạt động trong môi trường chính quyền điện tử, tiến tới chính quyền số những năm tiếp theo; 40% cán bộ lãnh đạo chủ chốt tại chính quyền đô thị (phường, thị trấn) dưới 40 tuổi có khả năng sử dụng ngoại ngữ làm việc trong môi trường quốc tế; 50% cán bộ, công chức cấp xã là người Kinh công tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số từ 03 năm trở lên nghe và nói được tiếng đồng bào dân tộc nơi công tác.

* Theo số liệu thống kê đến ngày 31/12/2021, toàn tỉnh hiện có:

- Tổng số cán bộ, công chức cấp xã là 3.619 người, trong đó, cán bộ 1.745 người (chiếm 48,21%), công chức 1.874 người (chiếm 51,79%).

Cán bộ, công chức cấp xã dưới 30 tuổi là 98 người, chiếm 2,71%; từ 30-40 tuổi là 1.717 người, chiếm 47,44%; từ 40-50 tuổi là 1.217 người, chiếm 33,63%; từ 51-60 tuổi là 580 người, chiếm 16,03% (trong đó, trên 60 tuổi là 07 người, chiếm 0,19%). Tuổi đời bình quân của cán bộ, công chức cấp xã tương đối cao, cán bộ, công chức trẻ (dưới 30 tuổi) có tỉ lệ thấp. Cán bộ, công chức nữ là 1.106 người, chiếm 28,7% (cán bộ nữ 391 người, chiếm 21,2%, công chức nữ 715 người, chiếm 35,3%), trong đó: số cán bộ chủ chốt là nữ có 125 người, chiếm 31,96%. Số cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số có 784 người, chiếm 21,66%.

+ Trình độ học vấn: Trong 3.619 cán bộ, công chức cấp xã hiện có: trình độ THPT 3.615 người, chiếm 99,8%, trình độ THCS là 4 người, chiếm 0,2%.

Cán bộ có trình độ THPT 1.742 người, chiếm 99,82%, trình độ THCS là 03 người, chiếm 0,18%. Công chức có trình độ THPT 1.873 người, chiếm 99,95%, trình độ THCS là 1 người, chiếm 0,05%.

+ Trình độ chuyên môn: Cán bộ, công chức cấp xã có trình độ thạc sĩ 81 người, chiếm 2,24%; đại học 2.923 người, chiếm 80,77%, cao đẳng 90 người, chiếm 2,49%; trung cấp 506 người, chiếm 13,98%; sơ cấp và chưa qua đào tạo 19 người, chiếm 0,53%. Cán bộ có trình độ thạc sĩ 58 người, chiếm 3,32%, đại học 1.404 người, chiếm 80,46%; cao đẳng 31 người, chiếm 1,78%; trung cấp 235 người, chiếm 13,47%; sơ cấp 4 người, chiếm 0,23%, chưa qua đào tạo 13 người, chiếm 0,74%. Công chức có trình độ thạc sĩ 23 người, chiếm 1,23%, đại học 1.519 người, chiếm 81,06%; cao đẳng 59 người, chiếm 3,15%; trung cấp 271 người, chiếm 14,46%; Sơ cấp và chưa qua đào tạo 02 người, chiếm 0,1%.

+ Trình độ lý luận chính trị: Cán bộ, công chức cấp xã có trình độ cao cấp là 128 người, chiếm 3,54%; trung cấp là 2.920 người, chiếm 80,69%; sơ cấp 401 người, chiếm 11,08%; chưa qua đào tạo là 170 người, chiếm 4,7%. Cán bộ có trình độ cao cấp 126 người, chiếm 7,22%; trung cấp là 1.559 người, chiếm 89,34%; sơ cấp 47 người, chiếm 2,69%; chưa qua đào tạo 13 người, chiếm 0,74%. Công chức có trình độ cao cấp là 02 người, chiếm 0,11%; trung cấp là 1.361 người, chiếm 72,63%; sơ cấp 354 người, chiếm 18,89%, chưa qua đào tạo là 157 người, chiếm 8,38%.

+ Trình độ quản lý nhà nước:  Cán bộ, công chức ở cấp xã được bồi dưỡng trình độ quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính 52 người, chiếm 1,44%; chương trình chuyên viên có 1.462 người, chiếm 40,40%; chưa qua bồi dưỡng là 2.105 người, chiếm 58,17%. Cán bộ được bồi dưỡng trình độ quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính 50 người, chiếm 2,84%; chương trình chuyên viên 792 người, chiếm 45,39%; chưa qua đào tạo 903 người, chiếm 51,75%. Công chức được bồi dưỡng trình độ quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính 02 người, chiếm 0,11%; chương trình chuyên viên 670 người, chiếm 35,75%; chưa qua bồi dưỡng 1.202 người, chiếm 64,14%.

+ Trình độ tin học:  Cán bộ, công chức cấp xã có trình độ trung cấp tin học trở lên là 111 người, chiếm 3,07%; có chứng chỉ tin học trình độ A trở lên 3.139 người, chiếm 86,74%. Cán bộ có trình độ trung cấp tin học trở lên là 49 người, chiếm 2,81%; chứng chỉ tin học trình độ A trở lên 1.489 người, chiếm 85,33%. Công chức có trình độ trung cấp tin học trở lên 62 người, chiếm 3,31%; chứng chỉ tin học trình độ A trở lên 1.650 người, chiếm 88,05%.

- Số lượng người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn có 1950 người. Trong đó: nữ 814 người, đạt  tỷ lệ 41,74%; người dân tộc thiểu số 591 người, đạt tỷ lệ 30,31%.

+ Về trình độ học vấn:  Trung học phổ thông 1.882 người, đạt tỷ lệ 96,52%; trung học cơ sở 66 người, đạt tỷ lệ 3,38%; tiểu học 02 người, đạt tỷ lệ 0,1%.

+ Về trình độ chuyên môn: sau đại học: 7 người, đạt 0,36%; đại học 868 người, đạt tỷ lệ 44,51%; cao đẳng, trung cấp 819 người, đạt tỷ lệ 42%; sơ cấp 55 người, đạt tỷ lệ 2,82%; chưa qua đào tạo 201 người, đạt tỷ lệ 10,31%.

+ Về trình độ lý luận chính trị: Cao cấp 01 người, đạt 0,1%; Trung cấp 709 người, đạt tỷ lệ 36,36%; sơ cấp 701 người, đạt tỷ lệ 35,9%; chưa qua đào tạo 539 người, đạt tỷ lệ 27,64%.

Tin: Thanh Nga

Visitor Statistic

Currently Online: 653

Total Visit: 7595912

Cổng thông tin điện tử huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

Trưởng Ban biên tập: Phạm Quang Sự - Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn

Điện thoại: 0255.3851261; Email: binhson@quangngai.gov.vn;

Địa chỉ: Số 395 đường Phạm Văn Đồng - TDP 4 thị trấn Châu Ổ, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

ipv6 ready