Skip to Content

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH SƠN

TỔNG QUAN VỀ KHU KINH TẾ DUNG QUẤT

Khu kinh tế Dung Quất nằm ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, thuộc khu vực duyên hải miền Trung Việt Nam, cách Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 860 km, tiếp giáp Quốc lộ 1A, đường sắt xuyên Việt và là điểm đầu của một trong những tuyến đường xuyên Á kết nối với Lào, Campuchia và Thái Lan.
KKT Dung Quất được Chính phủ Việt Nam quy hoạch trở thành một khu kinh tế đa ngành – đa lĩnh vực, với trọng tâm là công nghiệp lọc dầu, hóa dầu, công nghiệp nặng quy mô lớn (luyện cán thép, đóng tàu, cơ khí, sản xuất xi măng, chế tạo ô-tô ...), các ngành công nghiệp nhẹ, các dịch vụ tài chính, ngân hàng, du lịch, bất động sản ...
KKT Dung Quất có những lợi thế so sánh để trở thành một địa điểm kinh doanh hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước: nằm ở vị trí chiến lược là trung điểm của Việt Nam và khu vực; tiếp giáp với sân bay Chu Lai; có cảng nước sâu Dung Quất; có các đô thị phụ trợ với cơ sở hạ tầng - tiện ích đầy đủ và dịch vụ chất lượng cao; áp dụng các ưu đãi đầu tư ở mức cao và các cơ chế thông thoáng trong quản lý, điều hành theo thông lệ quốc tế.
Hệ thống cơ sở hạ tầng (đường giao thông, cầu cảng, cấp nước, cấp điện, xử lý chất thải ...) và các tiện ích xã hội (bệnh viện, trường dạy nghề, các cơ sở vui chơi giải trí ...) bên trong KKT Dung Quất đã được hoàn thành về cơ bản và đang được tiếp tục đầu tư, mở rộng, nâng cấp để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư.
Hơn 140 dự án đã được cấp phép hoặc chấp thuận đầu tư tại KKT Dung Quất, với tổng vốn đăng ký khoảng 10,3 tỷ USD, vốn thực hiện hơn 4 tỷ USD. Một số nhà máy quy mô lớn đã được hoàn thành và đang hoạt động: Nhà máy lọc dầu Dung Quất với công suất 6,5 triệu tấn dầu thô/năm và sẽ được mở rộng lên công suất 10 triệu tấn dầu thô/năm; Nhà máy công nghiệp nặng Doosan-Vina; Nhà máy đóng tàu Dung Quất; Nhà máy Polypropylene… Ngoài ra, một số dự án quy mô lớn đang được triển khai xây dựng: Nhà máy thép Guang Lian với công suất 5 triệu tấn/năm, Nhà máy nhiên liệu sinh học Bioethanol… Dự kiến đến năm 2012, KKT Dung Quất sẽ thu hút 12 tỷ USD vốn đầu tư, trong đó số vốn thực hiện chiếm khoảng 60-70%.
Để tiếp tục tạo động lực cho sự phát triển, KKT Dung Quất được định hướng quy hoạch mở rộng và phát triển thành một đặc khu kinh tế hoặc một thành phố công nghiệp và trở thành một trung tâm lọc hóa dầu quốc gia. KKT Dung Quất sẽ được mở rộng từ diện tích 10.300 ha hiện tại lên hơn 45.000 ha.
Khu kinh tế Dung Quất thuộc sự quản lý nhà nước trực tiếp của Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất (DEZA) là cơ quan trực thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi. DEZA hân hạnh chào đón các doanh nghiệp đến khảo sát, tìm kiếm cơ hội đầu tư – kinh doanh tại Dung Quất

                                                     Nguồn : www.dungquat.com.vn

Nhà máy lọc dầu Dung Quất

Nhà máy lọc dầu Dung Quất

Sơ lược quá trình quy hoạch, đầu tư và xây dựng Khu kinh tế Dung Quất

Quá trình hình thành và phát triển của Khu kinh tế Dung Quất được thể hiện qua những mốc thời gian và sự kiện quan trọng sau đây:

     tháng 2/1992, sau khi phân tích tình hình phát triển kinh tế của khu vực và vị trí chiến lược của các tỉnh miền Trung trong giai đoạn sắp tới, Phó tiến sĩ Trương Đình Hiển và Kỹ sư Bùi Quốc Nghĩa đã soạn thảo và triển khai chương trình nghiên cứu và lựa chọn các khu vực có thể làm cảng biển ở khu vực miền Trung và đã tiến hành nghiên cứu 12 vị trí: Quy Nhơn, Đề Gi, An Dũ, Tam Quan (Bình Định), Sa Huỳnh, Trà Câu, Cửa Đại, Sa Kỳ, Dung Quất (Quảng Ngãi), Kỳ Hà (Quảng Nam), Vịnh Đà Nẵng (Đà Nẵng) và Chân Mây (THừa Thiên - Huế).

     tháng 9/1992, PTS.Trương Đình Hiển và KS.Bùi Quốc Nghĩa đã hoàn thành dự án chọn địa điểm cảng biển nước sâu Dung Quất.

     ngày 10/9/1992, PTS.Trương Đình Hiển và KS.Bùi Quốc Nghĩa đến báo cáo và giới thiệu dự án với Ban Khoa học kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi và xin đi thực địa để kiểm tra hiện trường tại Dung Quất.

     ngày 11/9/1992, nhóm tác giả đã báo cáo dự án với UBND tỉnh Quảng Ngãi.

     tháng 11/1992, đại diện UBND tỉnh Quảng Ngãi, Ban Khoa học kỹ thuật và Sở Giao thông vận tải vào TP Hồ Chí Minh để nghe tác giả báo cáo dự án.

     ngày 18/12/1992, UBND Tỉnh Quảng Ngãi gửi báo cáo dự án Dung Quất và Tờ trình lên Văn phòng Chính Phủ.

     ngày 10/01/1993, tác giả Trương Đình Hiển báo cáo dự án Cảng biển nước sâu Dung Quất với Phó Thủ tướng Phan Văn Khải tại hội trường UBND tỉnh Quảng Ngãi.

     ngày 19/9/1994 Thủ tướng Võ Văn Kiệt đến UBND xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn để nghe Ban chủ nhiệm chương trình nghiên cứu các dữ liệu ban đầu về cảng biển nước sâu Dung Quất (gọi tắt chương trình 693) và UBND tỉnh Quảng Ngãi báo cáo về dự án cảng biển nước sâu Dung Quất và KCN Dung Quất và đi thị sát Vũng Dung Quất.

     Sau chuyến viếng thăm, khảo sát của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, các Bộ ngành chức năng và các đoàn của Trung ương đã khẩn trương về Quảng Ngãi khảo sát, làm việc và lập các phương án quy hoạch khu công nghiệp và cảng biển nước sâu Dung Quất.

     Vào ngày 09/11/1994 Thủ tướng Chính Phủ ký Quyết định 658/TTg về chọn địa điểm nhà máy lọc dầu tại Dung Quất và quy hoạch Khu Kinh tế trọng điểm miền Trung; Chính phủ đã giao cho Tổng Công ty dầu khí Việt Nam phối hợp cùng đối tác nước ngoài lập báo cáo khả thi chi tiết nhà máy lọc dầu số 1 tại Dung Quất và giao cho Uỷ ban kế hoach nhà nước chủ trì lập sơ đồ phát triển, giao cho Bộ Xây dựng lập quy hoạch bố trí mặt bằng và giao cho các ngành liên quan phối hợp với Tỉnh Quảng Ngãi và Quảng Nam – Đà Nẵng lập đề án phát triển ngành trong khu kinh tế trọng điểm miền trung.

     Ngày 11/4/1996, Thủ tướng Chính Phủ ban hành Quyết định số 207/TTg về việc “Phê duyệt quy hoạch chung khu công nghiệp Dung Quất”. Quyết định nêu rõ KCN Dung Quất là KCN lọc và hoá dầu đầu tiên của cả nước, tập trung nhiều ngành công nghiệp có quy mô lớn, gắn liền với cảng biển nước sâu Dung Quất và sân bay Quốc tế Chu Lai, là trung tâm kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi trong vùng kinh tế trọng điểm miền trung và có ý nghĩa quan trọng về quốc phòng.

     Để giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc xây dựng và phát triển KCN Dung Quất theo đúng kế hoạch, tiến độ đã định, ngày 16/8/1996 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 553/TTg thành lập Ban quản lý KCN Dung Quất.

     Ngày 5/12/1997, tại kỳ họp thứ hai - Quốc hội khoá 10 (từ ngày  21/11/1997 - 12/12/1997) đã thông qua Nghi quyết số 07/1997/QH10 về dự án Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất là công trình quan trọng Quốc gia.

     Ngày 10/7/1997, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 514/TTg về việc đầu tư Dự án Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất.

     10 giờ ngày 8/1/1998 - Động thổ - khởi công xây dựng nhà máy lọc dầu số 1 - Dung Quất.

     Ngày 11/3/2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 50/2005/QĐ-TTg về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Khu kinh tế Dung Quất, cùng với việc gói thầu số 1 và số 4 của Nhà máy lọc dầu Dung Quất được ký kết, khẳng định sự nghiệp Dung Quất phải thực hiện thành công mục tiêu đã đặt ra ngay từ đầu. Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng, quyết định thúc đẩy tiến trình phát triển của Khu kinh tế Dung Quất; thể hiện sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Quảng Ngãi; sự quan tâm đúng mức và quyết tâm của Nhà nước ta đối với công cuộc phát triển kinh tế của Khu vực trọng điểm Miền Trung.

     Sau khi Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định thành lập KKT Dung Quất (Quyết định số 50/2005/QĐ-TTg ngày 11/3/2005 và Quyết định số 72/2005/QĐ-TTg ngày 05/4/2005) tình hình thu hút đầu tư vào Dung Quất có những chuyển biến mạnh mẽ, nhiều dự án có qui mô lớn đã và đang đăng ký đầu tư vào KKT Dung Quất, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực như các dự án công nghiệp nặng, công nghiệp chế biến, dịch vụ... Tháng 11/2005 Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã khởi công trở lại, tất cả các yếu tố trên đã đưa KKT Dung Quất bước vào một giai đoạn mới, đó là giai đoạn tăng tốc và phát triển.

     Ngày 16/8/2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1056/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020. Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng, quyết định thúc đẩy tiến trình phát triển của Khu kinh tế Dung Quất; thể hiện sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Quảng Ngãi, mà nhất là huyện Bình Sơn; sự quan tâm đúng mức và quyết tâm của Nhà nước ta đối với công cuộc phát triển kinh tế của Khu vực trọng điểm Miền Trung.

     Hiện nay, KKT Dung Quất đã hoàn thiện cơ bản hệ thống hạ tầng thiết yếu; đang tiếp tục phát triển hạ tầng, tiện ích nhằm đáp ứng đồng bộ và tốt hơn yêu cầu của các dự án đầu tư.

     Ngày 22-2-2009, cả nước đón chào mẻ dầu đầu tiên xuất xưởng từ Nhà máy lọc dầu Dung Quất mang nhãn hiệu “Made in Việt Nam”. Điều đó đã khẳng định sự thành công trong việc quan tâm chỉ đạo lãnh đạo của Đảng và Nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất giờ đã trở thành Công ty TNHH một thành viên nhà máy lọc hóa dầu Bình Sơn.

 
 

Tại buổi lễ, các đại biểu đã được ôn lại truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của Nhân dân huyện Bình Sơn, một huyện giàu lòng yêu nước, anh dũng trong chiến đấu, cần cù trong lao động sản xuất. Để có được sự tự do, độc lập, thống nhất và phát triển của đất nước như ngày hôm nay, biết bao nhiêu người con ưu tú của Bình Sơn đã dâng hiến máu, xương và tuổi thanh xuân cho đất nước.

Toàn huyện hiện có 7.440 liệt sĩ; 1.554 Mẹ Việt Nam anh hùng, 3.699 thương binh, bệnh binh; 3.288 người tham gia hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày; 10.155 người có công với cách mạng, được tặng thưởng Huân Chương, Huy Chương. Với những đóng góp to lớn đó Đảng bộ và nhân dân huyện Bình Sơn đã được nhà Nước phong tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân", có 28 tập thể và 12 cá nhân được phong tặng, truy tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.

Lãnh đạo Sở Nội vụ và lãnh đạo huyện Bình Sơn  trao Bằng và hoa cho thân nhân các  Mẹ Việt Nam anh hùng

Đồng chí Phạm Quang Sự, Phó Chủ tich Thường trực UBND huyện phát biểu

Đợt này huyện Bình Sơn có 6 Mẹ được truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” ở các xã Bình Hải, Bình Minh và Bình Thanh; trong đó xã Bình Hải có 4 mẹ. Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước,  UBND tỉnh;  lãnh đạo Sở Nội vụ và lãnh đạo huyện Bình Sơn đã trao danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà Mẹ Việt Nam anh hùng” cho thân nhân các Mẹ gồm Đặng Thị Luật, Trương Thị Cưu, Nguyễn Thị Khuyên, Võ Thị Tẩu, Nguyễn Thị Trữ, Nguyễn Thị Phẩm.

Lãnh đạo huyện Bình Sơn tặng quà cho các thương binh, bệnh binh,  gia đình chính sách

Tại buổi Lễ lãnh đạo huyện Bình Sơn đã bày tỏ lòng biết ơn vô hạn, đến thân nhân các Mẹ được truy tặng danh hiệu cao quý của Đảng và Nhà nước, các đồng chí Thương binh, Bệnh binh, thân nhân gia đình Liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng những tình cảm sâu nặng, lời thăm hỏi ân cần và lòng biết ơn sâu sắc nhất về những đóng góp, cống hiến vào công cuộc xây dựng quê hương, đất nước.

Đồng  chí Nguyễn Văn Thái, Phó Bí thư Huyện uỷ trao quà cho gia đình chính sách.

Nhân dịp buổi Lễ truy tặng và gặp mặt, huyện Bình Sơn đã trao tặng 126 xuất quà cho thân nhân các Mẹ, thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, gia đình người có công với nước với tổng trị giá 126 triệu đồng.

Trước khi tổ chức Lễ truy tặng và gặp mặt, huyện Bình Sơn đã tổ chức dâng hương, dâng hoa, viếng nhang nghĩa trang liệt sĩ huyện tại xã Bình Long

Một số hình ảnh tại lễ viếng nhang nghĩa trang liệt sĩ

    

                               

21/07/2024

Đến thăm các Mẹ, đồng chí Nguyễn Văn Thái, Phó Bí thư  Thường trực Huyện ủy đã ân cần thăm hỏi, bày tỏ lòng biết ơn, sự đóng góp, hy sinh của các Mẹ và gia đình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc; động thời động viên người thân trong gia đình cố gắng tiếp tục chăm sóc các Mẹ chu đáo để các Mẹ sống vui, sống khỏe, sum vầy cùng con cháu.

Nhân dịp này, thay mặt lãnh đạo huyện, đồng chí Nguyễn Văn Thái đã trao các suất quà,  mỗi suất quà trị giá 1 triệu đồng cho các Mẹ Việt Nam anh hùng.

                     Thăm tặng quà Mẹ VNAH ở xã BìnhTrung

 

 

 

19/07/2024

 

Tại các nơi đến thăm, các đồng chí lãnh đạo huyện đã ân cần thăm hỏi, động viên Mẹ Việt Nam anh hùng, các thương bệnh binh, gia đình chính sách và bày tỏ lòng biết ơn về sự đóng góp, hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đồng thời chúc các Mẹ sống vui, sống khỏe, sum vầy cùng con cháu; mong muốn các thương, bệnh binh nêu cao truyền thống, phát huy bản chất cụ Hồ khắc phục khó khăn, tiếp tục gương mẫu đi đầu, có những đóng góp, cống hiến vào công cuộc xây dựng quê hương.

Đồng chí Nguyễn Tưởng Duy, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện thăm tặng quà cho thương binh1/4 ở xã Bình Hòa

Nhân dịp này, các đoàn công tác của huyện đã trao 156 phần quà, mỗi phần quà trị giá 1 triệu đồng cho các Mẹ Việt Nam anh hùng, thương bệnh binh, gia đình chính sách trên địa bàn huyện.

Đồng chí Phạm Quang Sự thăm tặng quà gia đình chính sách ở xã Bình Tân Phú

Đồng chí Hoàng Thị Ái Loan, UVBTV, Chủ tịch HĐND huyện thăm tặng quà cho gia đình chính sách ở xã Bình Mỹ

Trải qua 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, huyện Bình Sơn có 7.439 liệt sĩ, 1.548 bà mẹ được Nhà nước phong và truy tặng danh hiệu vinh dự nhà nước Bà mẹ VNAH, trên 4.100 người là thương binh và gần 26.000 người được xét tặng Huân huy chương kháng chiến các loại. Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Bình Sơn luôn thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, quan tâm, chăm lo đời sống cho các gia đình chính sách, người có công cách mạng, nhất là các Mẹ Việt  Nam anh hùng được huyện và các đơn vị chăm lo phụng dưỡng suốt đời./.

19/07/2024

 

Đó là sản phẩm Nước mắm cốt đặc biệt Mười Quý, của Công ty TNHH MTV Sản xuất Thương mại và Dịch vụ Mười Quý, thôn Vĩnh Trà, xã Bình Thạnh; sản phẩm Bột ngũ cốc Hương Nguyên của hộ kinh doanh Hương Nguyên, thôn Nam Bình, xã Bình Nguyên; sản phẩm Tảo xoắn Spirulina VạnTường của Hợp tác xã Nông nghiệp công nghệ cao Vạn Tường, thôn An Lộc, xã Bình Trị; sản phẩm Tủ hồ sơ của Công ty TNHH Nội thất Las concept, thôn Đông Bình, xã Bình Chánh.

Đồng chí Phạm Quang Sự, Phó chủ tịch UBND huyện phát biểu tại Lễ trao chứng nhận

Trước đó, 3 trong số 4 sản phẩm này đã được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh đó là Bột ngũ cốc Hương Nguyên, Nước mắm cốt đặc biệt Mười Quý, tảo xoắn Spirulina Vạn Tường.

Việc cấp Giấy chứng nhận sản phẩm Công nghiệp nông thôn  tiêu biểu là động lực cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, mẫu mã và thương hiệu sản phẩm góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn trên địa bàn huyện./.

18/07/2024

Các cán bộ kỹ thuật Trung tâm đã hướng dẫn cụ thể quy trình trồng, chăm sóc và thu hoạch cây hoa cúc cho bà con tham gia tập huấn. Mô hình Trồng hoa cúc do Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp triển khai năm 2023 trên địa bàn thị trấn Châu Ổ với mục tiêu phục vụ thị trường hoa tết, tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích; kết quả mô hình đã  mang lại hiệu quả kinh tế cao, đầu ra ổn định với thu nhập trên 5 triệu đồng/1 sào. Ngoài ra, cán bộ kỹ thuật của Trung tâm còn giải đáp các thắc mắc của bà con trong quá trình trồng trọt như việc canh tác lúa theo quy trình 1 phải 5 giảm (1 phải là sử dụng giống lúa xác nhận và “5 giảm” là giảm lượng giống gieo sạ, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật, giảm lượng phân đạm, giảm lượng nước, giảm thất thoát sau thu hoạch); về cách phòng trừ ruồi đục quả gây hại trên các loại cây, rau ăn quả; nguyên nhân và cách phòng trừ bệnh chết cây do thối thân trên cây ngô …. Được biết, đây là 1 trong 10 lớp tập huấn do Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện tổ chức nhằm tuyên truyền, chuyển giao kỹ thuật mới, các mô hình khuyến nông hiệu quả như nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng cường việc ứng dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật vào chăn nuôi bò theo hướng tập trung, và xử lý môi trường chăn nuôi phòng chống dịch bệnh;  công tác phòng trừ sâu bệnh, dịch bệnh trên cây trồng hướng đến nền sản xuất nông nghiệp bền vững, cân bằng hệ sinh thái để quản lý dịch hại và bảo tồn thiên địch, tăng khả năng chống chịu của cây trồng, góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện.

18/07/2024

Visitor Statistic

Currently Online: 1489

Total Visit: 8827653

Cổng thông tin điện tử huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

Trưởng Ban biên tập: Phạm Quang Sự - Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn

Điện thoại: 0255.3851261; Email: binhson@quangngai.gov.vn;

Địa chỉ: Số 395 đường Phạm Văn Đồng - TDP 4 thị trấn Châu Ổ, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

ipv6 ready