Từ ngày 04 đến 06/8/2022, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Bình Sơn phối hợp với Trường Cao đẳng Quảng Ngãi tổ chức tập huấn kiến thức, kỹ năng du lịch cộng đồng huyện Bình Sơn năm 2022 cho 60 học viên là cán bộ, công chức văn hóa - xã hội các xã, thị trấn và đại diện hộ gia đình có nhu cầu tham gia kinh doanh du lịch cộng đồng, dịch vụ homestay trên địa bàn huyện.
Giếng cổ Thanh Thủy hay còn gọi là Giếng Vương, ở thôn Thanh Thủy, xã Bình Hải (Bình Sơn) từ lâu đã được nhiều người biết đến. Mới đây, giếng cổ này được đưa vào danh sách di tích cần được bảo vệ.
Nhân dịp Lễ 30/4 và Ngày Quốc tế Lao động 1/5, lượng khách tham quan các điểm du lịch tại Bình Sơn tăng cao so với cùng kỳ năm 2021.
Lãnh đaọ xã Bình Thuận cho biết; trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu, Bàu Cá Cái tiếp tục đón khách đến tham quan. Địa phương đã hướng dẫn cụ thể cho các chủ ghe đưa khách đảm bảo phòng, chống dịch bệnh Covid-19; khách đi thành nhóm nhỏ không tụ tập đông người; ra vào có trật tự.
Năm 2014, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai trồng rừng ngập mặn theo dự án GCF (Quỹ Khí hậu xanh) tại khu vực bàu Cá Cái xã Bình Thuận, với diện tích khoảng 22,4 ha. Dự án đã được triển khai trồng nhiều đợt đến nay Bàu Cá Cái có trên 100 ha rừng ngập mặn được phủ xanh nhờ cây cóc trắng bản địa và cây đước. Nhiều loại thủy sản và các loài chim, cò tái sinh, đặc biệt là vịt trời sinh sôi phát triển và trở thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn nhiều du khách.
Theo lãnh đạo xã Bình An cho biết, đến thời điểm hiện nay vẫn còn có khá đông du khách đến với Thọ An.
Trong dịp Xuân Canh Tý 2020, Hội Cựu chiến binh và Hội phụ nữ xã Bình Hải thực hiện mô hình trồng hoa hướng dương trên diện tích 1500m ở gần bãi tắm thôn Thanh Thủy. Mô hình dưới sự hướng dẫn kỹ thuật của tiến sĩ Nguyên Văn Đức Trường Đại học Nông lâm Huế.
Binhsonnet (BSN) là diễn đàn của Cộng đồng học sinh, sinh viên Bình Sơn (Quảng Ngãi), được thành lập năm 2007. Với tiêu chí “tất cả vì cộng đồng Bình Sơn phát triển”.
Tết Ngã rạ của đồng bào Cor, ở thôn Thọ An, xã Bình An là dịp cháu con quây quần bên nhau, truyền cho nhau ngọn lửa để cùng gìn giữ những nét đẹp văn hóa độc đáo của dân tộc mình...
Ngày 6/11/2019 vườn hoa hướng dương ở KDC Hải Thượng, Thôn Vạn Tường, xã Bình Hải đã chính thức mở cửa cho khách đến tham quan.
Huyện Bình Sơn trong những năm gần đây chú trọng đầu tư, quảng bá để phát triển du lịch. Trong năm 2019, huyện đã phân bổ trên 61,7 tỷ đồng từ nguồn ngân sách địa phương cho phát triển kinh tế; trong số này có hơn 6,7 tỷ đồng để tôn tạo, phát triển du lịch.
Nhằm quảng bá điểm tham quan ở làng bích họa ven sông tại xóm 3, thôn An Châu, Bình Thới. Tối ngày 20/7/2019 Đoàn thanh niên xã Bình Thới tổ chức đêm nhạc hội đường phố với nhiều tiết mục đặc sắc của các nhóm nhạc ở TP Quảng Ngãi trình diễn gồm nhạc cụ, ảo thuật, nhảy, múa, thu hút rất đông người dân đến xem và tham quan.
Chiều 30-6, UBND tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Tập đoàn FLC tổ chức lễ khởi công quần thể du lịch nghỉ dưỡng FLC Quảng Ngãi. Đây là một trong những sự kiện chào mừng kỷ niệm 30 năm ngày tái lập tỉnh Quảng Ngãi (1-7-1989 - 1-7-2019).
Hơn 1 năm qua, xã Bình An, đã được huyện đầu tư gần 4 tỷ đồng phát triển du lịch tại thôn Thọ An, thành một trong những điểm du lịch độc đáo của huyện, thu hút nhiều du khách đến tham quan.
Dịp lễ 30/4 và ngày 1/5 vừa qua các điểm du lịch trên địa bàn Huyện Bình Sơn đã đón trên 35 nghìn lượt khách tham quan. Nổi bật là các điểm du lịch Gành Yến xã Bình Hải, Biển Lệ Thủy, xã Bình Trị, biển khe hai xã Bình Thạnh và điểm du lịch Thọ An, xã Bình An.
Mới đây Chi đoàn tổng hợp bảo tàng tỉnh Quảng Ngãi đã phối hợp với Đoàn thanh niên xã Bình Hải tổ chức tổ chức hành trình về nguồn tìm địa chỉ đỏ và "Ngày hội đoàn viên" 2019.
Những ngày Xuân Kỷ Hợi 2019 điểm du lịch Gành Yến ở thôn Thanh Thủy, xã Bình Hải đã thu hút hàng nghìn khách tham quan du xuân.
Mới đây, Đoàn thanh niên Công an huyện Bình Sơn phối hợp với Đoàn xã Bình Thới tổ chức chương trình tình nguyện mùa đông năm 2018 thực hiện công trình “ Đường cây thanh niên” trồng 200 cây sao đen theo dọc tuyến đường nối tỉnh lộ 621. Đồng thời đảm nhận chăm sóc và bảo vệ cây.
Nhờ cảnh biển đẹp, kết hợp được huyện đầu tư gần 2 tỷ đồng để mở đường, vẽ tranh 3D trên tường nhà các hộ dân thôn Thanh Thủy dọc theo con đường dẫn tới Gành Yến. Cho nên biển và bãi Gành Yến thuộc thôn Thanh Thủy, xã Bình Hải đã trở thành điểm du lịch lý thú ở huyện Bình Sơn. Hơn 2 tháng đầu năm 2018, ước tính đã có trên 30.000 lượt du khách đến tham quan. Các dịch vụ phục vụ du khách theo đó cũng mọc lên đã góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.
Làng bích họa Thanh Thủy xã Bình Hải, những ngày Xuân Mậu Tuất 2018 trở thành một trong những điểm ghé chân du xuân đầy hấp dẫn của du khách. Đặc biệt, làng bích họa này đã góp phần quan trọng trong việc làm thay đổi cảnh quan, cuộc sống cũng như tạo thêm sinh kế cho người dân nơi đây.
Trước tình hình lặn trục vớt trái phép tiền cổ xảy ra ở vùng biển Vũng Tàu, thôn Châu Thuận Biển, những ngày vừa qua xã Bình Châu đã phối hợp với các cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền Luật Di sản văn hóa, các Nghị định 86, 96 về quản lý và bảo vệ di sản văn hóa dưới nước. Đồng thời đã kêu gọi, vận động người dân chung sức bảo vệ, không vào vùng biển có tàu đắm để lặn tìm cổ vật, gây mất an ninh trật tự và tác động xấu đến việc bảo vệ di sản văn hóa dưới nước tại đây. Nhờ vậy đã giảm thiểu được tình tình lặn trục vớt tiển cổ trái phép. Ông Võ Cảnh, ở thôn Châu Thuận Biển cho hay: Mấy hôm nay, ngày nào chính quyền địa phương cũng tuyên truyền, vận động; thậm chí đọc tên những người cố tình khai thác trên loa phát thanh nên người dân chúng tôi phần nào hiểu được và không còn khai thác cổ vật từ tàu đắm; thấy được giá trị của cổ vật cũng như trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ . Hiện nay các lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng đang tiếp tục phối hợp với chính quyền xã duy trì công tác bảo vệ khu vực tàu chứa cổ vật. Ngày 27/10, các nhà khảo cổ tiếp tục khảo sát, thăm dò khu vực phát hiện tàu cổ đắm tại vùng biển thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu…/. T. K
Vùng eo biển Vũng Tàu, xã Bình Châu đang được các nhà khoa học, chuyên gia khảo cổ học dưới nước đề xuất Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa biển quốc gia. Chuyên gia khảo cổ học dưới nước BoRje Rorssell, người Thụy Điển, 80 tuổi sau khi dự Hội thảo khoa học quốc tế : Khảo cổ học dưới nước ở Việt Nam và Đông Nam Á: Hợp tác để phát triển” đã giành 2 giờ đồng hồ lặn khám phá vùng eo biển này.
Địa điểm: xã Bình Hiệp, huyện Bình Sơn. Diện tích bảo vệ: 200m2. Được UBND tỉnh Quảng Ngãi công nhận tại Quyết định số: 1881/QĐ-UB, ngày 25/10/1993.
Địa điểm: Nằm ở ranh giới giữa thôn Châu Me và thôn Châu Thuận, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn. Diện tích bảo vệ: 30.000m2. Được UBND tỉnh Quảng Ngãi công nhận tại Quyết định số: 1881/QĐ-UB, ngày 25/10/1993.
Địa điểm: thôn Trà Lăm, xã Bình Khương, huyện Bình Sơn. Diện tích bảo vệ: 1.200m2 Được UBND tỉnh Quảng Ngãi công nhận tại Quyết định số: 1881/QĐ-UB, ngày 25/10/1993.
Địa điểm: thôn Hải Ninh, xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn. Tổng diện tích bảo vệ: 1000m2 Được UBND tỉnh Quảng Ngãi công nhận tại Quyết định số: 1881/QĐ-UB, ngày 25/10/1993.
Địa điểm: di tích chiến thắng Gò Sỏi nằm ở thôn Đông Thuận, xã Bình Trung, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, cách trung tâm thành phố Quảng Ngãi 24 km về phía Bắc, cách thị trấn Châu Ổ 2 km về phía Tây. Diện tích bảo vệ: 200m2. Được UBND tỉnh Quảng Ngãi công nhận tại Quyết định số: 1881/QĐ-UB, ngày 25/10/1993.
Địa điểm: xóm 7, thôn Đông Yên, xã Bình Dương, huyện Bình Sơn. Diện tích bảo vệ: 432m2 Được UBND tỉnh Quảng Ngãi công nhận tại Quyết định số: 1881/QĐ-UB, ngày 25/10/1993.
Địa điểm: thôn Thọ An, xã Bình An, huyện Bình Sơn. Diện tích bảo vệ: 1.050m2. Được UBND tỉnh Quảng Ngãi công nhận tại Quyết định số: 1881/QĐ-UB, ngày 25/10/1993.
Địa điểm: thôn Phước Thọ, xã Bình Phước, huyện Bình Sơn. Tổng diện tích bảo vệ: 1.632m2 được UBND tỉnh Quảng Ngãi công nhận tại Quyết định số: 1623/QĐ-UB, ngày 01/7/1996.
Địa điểm: nằm tại 2 xã Bình Hòa và Bình Hải, huyện Bình Sơn. Tổng diện tích bảo vệ: 900m2 Được Bộ Văn hóa và Thông tin (Nay là bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) công nhận tại Quyết định số: 06/2000/QĐ-BVHTT, ngày 13/4/2000.
Địa điểm gồm 5 vị trí: xóm Long Bình, xóm Tri Hoà, xóm Cầu, xóm Lạc Sơn, xóm Đồng Trung xã Bình Hòa, Bình Sơn. Tổng diện tích bảo vệ: 1.300 m2. Được Bộ Văn hóa và Thông tin (Nay là bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) công nhận tại Quyết định số: 866/QĐ-BVHTT, ngày 20/5/1991.
Địa điểm: thôn Phú Quí, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn. Diện tích bảo vệ: 1.152m2 .Được Bộ Văn hóa và Thông tin (Nay là bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) công nhận tại Quyết định số: 2307/QĐ-BVHTT, ngày 30/12/1991.
Địa điểm: TDP 1, thị trấn Châu Ổ, huyện Bình Sơn. Diện tích bảo vệ: 5.511m2 Được Bộ Văn hóa và Thông tin (Nay là bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) công nhận tại Quyết định số: 06/2000/QĐ-BVHTT, ngày 13/4/2000.