Skip to Content

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH SƠN

Detail

Tên thủ tục Thủ tục thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế, dự toán công trình lâm sinh (đối với công trình lâm sinh thuộc dự án do Chủ tịch UBND cấp huyện, UBND cấp xã quyết định đầu tư)
Loại thủ tục LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP
Cơ quan thực hiện UBND huyện Bình Sơn
cap-thuc-hien
Trình tự thực hiện
Cách thức thực hiện
Thành phần số lượng hồ sơ
Required Documents
Thời hạn giải quyết
Đối tượng thực hiện
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính a) Trình tự thực hiện: - Bước 1: Chủ đầu tư là các tổ chức, đơn vị thuộc huyện quản lý chịu trách nhiệm tổ chức lập hồ sơ thiết kế, dự toán công trình lâm sinh, gửi hồ sơ (thành phần, số lượng hồ sơ theo quy định) về phòng/ban chức năng của huyện tổ chức thẩm định, trình Chủ tịch UBND huyện phê duyệt. - Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, phòng/ban chức năng của huyện phải tổ chức thẩm định và có báo cáo thẩm định, dự thảo quyết định phê duyệt và trình Chủ tịch UBND huyện phê duyệt. - Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đã thẩm định, UBND huyện quyết định phê duyệt hồ sơ thiết kế và dự toán công trình lâm sinh và trả kết quả cho các tổ chức trong 3 ngày làm việc. b) Cách thức thực hiện: - Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc thông qua dịch vụ công trực tuyến. - Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Vào các ngày làm việc trong tuần, trừ ngày lễ, tết theo quy định. Buổi sáng: Từ 07h00 đến 11h30. Buổi chiều: Từ 13h30 đến 17h00. c) Thành phần, số lượng hồ sơ: Thành phần hồ sơ: - Tờ trình đề nghị phê duyệt thiết kế, dự toán theo mẫu số 01 Phụ lục IV ban hành kè;m theo Thông tư số 23/2016/TT-BNNPTNT. - Hồ sơ thiết kế, dự toán công trình lâm sinh: + Thuyết minh thiết kế công trình lâm sinh được lập theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kè;m theo Thông tư số 23/2016/TT-BNNPTNT . + Thiết kế công trình lâm sinh, gồm: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ thiết kế công trình lâm sinh tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000, được lập trên nền bản đồ địa hình theo hệ quy chiếu VN 2.000, có lưới tọa độ, số hiệu tiểu khu, khoảnh, lô; thể hiện đường đồng mức, hiện trạng, các vật thể chuẩn (sông suối, đường giao thông, băng cản lửa, trạm bảo vệ rừng,...) và các nội dung hướng dẫn tại Phụ lục II Thông tư số 23/2016/TT-BNNPTNT. + Dự toán công trình lâm sinh được lập theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 23/2016/TT-BNNPTNT . - Các văn bản có liên quan (quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định phê duyệt dự án đầu tư và các tài liệu khác có liên quan). Số lượng hồ sơ: 05 bộ. d) Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 23 ngày làm việc. đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ đầu tư các dự án do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định đầu tư.. e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND cấp huyện. g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt hồ sơ thiết kế, dự toán công trình lâm sinh.. h) Lệ phí: Không. i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: - Đề cương thuyết minh thiết kế công trình lâm sinh ban hành kè;m theo Thông tư số 23/2016/TT-BNNPTNT. - Mẫu văn bản liên quan đến lập, thẩm định, phê duyệt, nghiệm thu công trình lâm sinh ban hành kè;m theo Thông tư số 23/2016/TT-BNNPTNT. k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không. l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: - Luật đầu tư công ngày 18/6/2014; - Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 3/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng; - Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư công; - Thông tư số 23/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số nội dung quản lý công trình lâm sinh. PHỤ LỤC I ĐỀ CƯƠNG THUYẾT MINH THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH LÂM SINH (Ban hành kè;m theo Thông tư số 23/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 06 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) I.1. ĐỀ CƯƠNG CHUNG 1. Tên công trình lâm sinh: Xác định công trình lâm sinh là trồng rừng, nuôi dưỡng rừng, cải tạo rừng,... 2. Thuộc dự án: Tên dự án, số quyết định phê duyệt, ngày tháng ban hành. 3. Mục tiêu: Xác định rõ mục tiêu của công trình lâm sinh: xây dựng dựng nhằm mục đích phòng hộ, đặc dụng, sản xuất.... 4. Địa điểm xây dựng: Theo địa danh (tỉnh, huyện, xã), theo hệ thống đơn vị tiểu khu, khoảnh, lô. 5. Chủ quản đầu tư: cấp quyết định đầu tư. 6. Chủ đầu tư, chủ khu đất, chủ khu rừng: nếu đất rừng được giao, khoán rừng cho hộ gia đình và cộng đồng thì chủ khu đất, khu rừng thuộc hộ gia đình hoặc cộng đồng). 7. Cơ sở pháp lý và tài liệu liên quan: những tài liệu liên quan trực tiếp đến dự án lâm sinh bao gồm: - Quy hoạch và kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương đã được phê duyệt; - Dự án bảo vệ và phát triển rừng; - Các văn bản liên quan khác. 8. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội a) Vị trí địa lý: khu đất thuộc tiểu khu, khoảnh, lô rừng. b) Đặc điểm địa hình, đất đai, thực bì. c) Tình hình khí hậu, thủy văn và các điều kiện tự nhiên khác trong vùng: xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tác nghiệp trong dự án lâm sinh như: những tháng để trồng rừng, tháng tiến hành nuôi dưỡng rừng,.... d) Điều kiện về kinh tế, xã hội: khái quát những nét cơ bản, liên quan trực tiếp đến hoạt động tác nghiệp công trình lâm sinh. 9. Nội dung thiết kế: Nêu nội dung thiết kế từng công trình lâm sinh cụ thể theo hướng dẫn tại mục 1.2 Phụ lục này, gồm: a) Thiết kế trồng rừng b) Thiết kế cải tạo rừng ……………………………….. 10. Thời gian thực hiện, gồm: thời gian khởi công và hoàn thành; nội dung hoạt động từng năm (nếu công trình kéo dài nhiều năm); chi tiết các hoạt động theo tháng (nếu công trình thực hiện một năm). STT Hạng mục ĐVT (ha/lượt ha) Khối lượng Kế hoạch thực hiện Năm... Năm... Năm... 1 2 11. Các yêu cầu về vốn đầu tư, nguồn vốn 11.1. Tính toán nhu cầu vốn đầu tư: Việc tính toán nhu cầu vốn đầu tư được tiến hành theo từng lô. Những lô có điều kiện tương tự nhau được gộp chung thành nhóm. Nhu cầu vốn cho từng công trình lâm sinh được tính chi phí trực tiếp cho từng lô, sau khi nhân với diện tích sẽ tổng hợp và tính các chi phí cần thiết khác. Stt Hạng mục Số tiền (1.000 đ) TỔNG (I+II+...+ VI) I Chi phí xây dựng 1 Chi phí trực tiếp 1.1 Chi phí nhân công Xử lý thực bì Đào hố Vận chuyển cây con thủ công Phát đường ranh cản lửa Trồng dặm … …. 1.2 Chi phí máy Đào hố bằng máy Vận chuyển cây con bằng cơ giới Ủi đường ranh cản lửa … … 1.3 Chi phí vật tư, cây giống Cây giống Phân bón Thuốc bảo vệ thực vật … …. 2 Chi phí chung … … 3 Thu nhập chịu thuế tính trước … … 4 Thuế giá trị gia tăng … … II Chi phí thiết bị … … III Chi phí quản lý … … IV Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng … … V Chi phí khác … … VI Chi phí dự phòng … … 11.2. Nguồn vốn đầu tư: Xác định vốn đầu tư theo nguồn vốn: - Vốn Ngân sách Nhà nước; - Vốn Nhà nước ngoài Ngân sách; - Vốn khác (vay ngân hàng, liên doanh, liên kết,...). 12.3. Tiến độ giải ngân STT Nguồn vốn Tổng Năm 1 Năm 2 ….. Năm kết thúc Tổng vốn 1 Vốn Nhà nước 2 Vốn Nhà nước ngoài Ngân sách 3 Vốn khác 12. Tổ chức thực hiện - Phân công trách nhiệm của từng tổ chức cá nhân tham gia từng công việc cụ thể. - Nguồn nhân lực thực hiện: Xác định rõ tổ chức, hoặc hộ gia đình của thôn, xã hoặc cộng đồng dân cư thôn thực hiện. I.2. NỘI DUNG THIẾT KẾ CỤ THỂ A. HẠNG MỤC TRỒNG RỪNG I. Điều tra, khảo sát và thiết kế trồng rừng 1. Công tác chuẩn bị a) Thu thập tài liệu có liên quan - Bản đồ địa hình có hệ tọa độ gốc VN 2.000 có tỷ lệ 1/10.000; 1/25.000. - Báo cáo nghiên cứu khả thi, bản đồ hiện trạng và quy hoạch của dự án được phê duyệt; - Định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng và định mức kinh tế kỹ thuật xây dựng cơ bản khác có liên quan của trung ương và địa phương; - Tài liệu, văn bản khác có liên quan đến công tác thiết kế. b) Dụng cụ kỹ thuật, văn phòng phẩm, bao gồm: Máy định vị GPS, thiết bị đo vẽ, dao phát, phiếu điều tra thu thập số liệu,... c) Chuẩn bị lương thực, thực phẩm, phương tiện, tư trang... d) Lập kế hoạch thực hiện: về nhân sự, kinh phí, thời gian thực hiện. 2. Công tác ngoại nghiệp a) Sơ bộ khảo sát, xác định hiện trường khu thiết kế trồng rừng. b) Xác định ranh giới tiểu khu, khoảnh (hoặc ranh giới khu thiết kế), lô trên thực địa. c) Đo đạc các đường ranh giới tiểu khu, khoảnh, lô thiết kế; lập bản đồ thiết kế ngoại nghiệp và đóng cọc mốc trên các đường ranh giới. d) Đóng mốc: Tại điểm các đường ranh giới tiểu khu, đường khoảnh, đường lô giao nhau và trên đường ranh giới lô khi thay đổi góc phương vị phải đóng cọc mốc, trên mốc ghi số hiệu tiểu khu, khoảnh, lô và diện tích lô. Vật liệu làm mốc là các loại gỗ cứng hoặc cọc bê tông: mốc tiểu khu, đường kính 15 cm, cao 1,0 m, chôn sâu 0,5 m. Mốc khoảnh đường kính 12 cm, cao 1,0 m, chôn sâu 0,5 m và mốc lô đường kính 10 cm, cao 0,8 m, chôn sâu 0,4 m. đ) Khảo sát các yếu tố tự nhiên: - Địa hình: Độ cao (tuyệt đối, tương đối), hướng dốc, độ dốc; - Đất đai: đá mẹ; loại đất, đặc điểm của đất; độ dày tầng đất mặt; thành phần cơ giới: nhẹ, trung bình, nặng; tỷ lệ đá lẫn: %; độ nén chặt: tơi xốp, chặt, cứng rắn; đá nổi: %; tình hình xói mòn mặt: yếu, trung bình, mạnh; - Thực bì: loại thực bì; loài cây ưu thế; chiều cao trung bình (m); tình hình sinh trưởng (tốt, trung bình, xấu); độ che phủ; cấp thực bì; - Cự ly vận chuyển cây con (m) và phương tiện vận chuyển; - Cự ly đi làm (m) và phương tiện đi lại. e) Thiết kế công trình phòng chống cháy rừng. g) Thu thập các tài liệu về dân sinh kinh tế xã hội. h) Hoàn chỉnh tài liệu ngoại nghiệp. i) Xác định các công trình hạ tầng cơ sở kỹ thuật: Vườn ươm, lán trại, đường vận chuyển cây con... 3. Công tác nội nghiệp a) Xác định biện pháp kỹ thuật trồng rừng. b) Xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. c) Tính chi phí đầu tư cho 01 ha, từng lô, kế hoạch trồng rừng trong từng năm và toàn bộ thời gian thực hiện. (Các số liệu điều tra, tính toán được thống kê theo hệ thống mẫu biểu quy định tại Phần II mục này). d) Bản đồ hiện trạng sử dụng đất những lô thuộc dự án trồng rừng thể hiện: tử số là số lô (có thể là số Ả Rập hoặc chữ cái Latinh viết thường tùy theo quy định của địa phương) - trạng thái đất trồng rừng (Ia, Ib, Ic), loại đất (địa hình, độ dốc, đá mẹ, độ dày tầng đất, tỷ lệ đá lẫn). Mẫu số là diện tích lô. Thí dụ: (lô 3, trạng thái Ib, độ dốc cấp III, 30% đá lẫn, diện tích 9.2 ha) e) Bản đồ thiết kế trồng rừng: Lô trồng rừng thể hiện tử số là số lô-TR-loài cây trồng, mẫu số là diện tích. Thí dụ: g) Xây dựng báo cáo thuyết minh thiết kế trồng rừng. II. Hệ thống biểu kè;m theo thuyết minh thiết kế trồng rừng Biểu 1: Khảo sát các yếu tố tự nhiên, sản xuất Tiểu khu: Khoảnh: Hạng mục Khảo sát Lô.... Lô.... Lô.... 1. Địa hình - Độ cao (tuyệt đối, tương đối) - Hướng dốc - Độ dốc 2. Đất a. Vùng đồi núi. - Đá mẹ - Loại đất, đặc điểm của đất. - Độ dày tầng đất mặt: m - Thành phần cơ giới: nhẹ, trung bình, nặng - Tỷ lệ đá lẫn: % - Độ nén chặt: tơi xốp, chặt, cứng rắn. - Đá nổi: % - Tình hình xói mòn mặt: yếu, trung bình, mạnh b. Vùng ven sông, ven biển: - Vùng bãi cát: + Thành phần cơ giới: cát thô, cát mịn, cát pha đất. + Tình hình di động của cát: di động, bán di động, cố định + Độ dày tầng cát. + Thời gian bị ngập nước. + Loại nước: ngọt, mặn, lợ. - Vùng bãi lầy: + Độ sâu tầng bùn. + Độ sâu ngập nước. + Loại nước: ngọt, mặn, lợ. + Thời gian bị ngập nước, chế độ thủy triều. 3. Thực bì - Loại thực bì. - Loài cây ưu thế. - Chiều cao trung bình (m). - Tình hình sinh trưởng (tốt, trung bình, xấu). - Độ che phủ. 4. Cự ly vận chuyển cây con (m) và phương tiện vận chuyển. 5. Cự ly đi làm (m) và phương tiện đi lại Biểu 2: Thiết kế trồng, chăm sóc rừng năm thứ nhất Tiểu khu: Khoảnh: Biện pháp kỹ thuật Lô thiết kế Lô ... Lô... … I. Xử lý thực bì: 1. Phương thức 2. Phương pháp 3. Thời gian xử lý II. Làm đất: 1. Phương thức: - Cục bộ - Toàn diện 2. Phương pháp (cuốc đất theo hố, kích thước hố, lấp hố...): - Thủ công - Cơ giới - Thủ công kết hợp cơ giới 3. Thời gian làm đất III. Bón lót phân 1. Loại phân 2. Liều lượng bón 3. Thời gian bón IV. Trồng rừng: 1. Loài cây trồng 2. Phương thức trồng 3. Phương pháp trồng 4. Công thức trồng 5. Thời vụ trồng 6. Mật độ trồng: - Cự ly hàng (m) - Cự ly cây (m) 7. Tiêu chuẩn cây giống (chiều cao, đường kính cổ rễ, tuổi) 8. Số lượng cây giống, hạt giống (kể cả trồng dặm) V. Chăm sóc, bảo vệ năm đầu: 1. Lần thứ nhất: (tháng ….. đến tháng …..) - Nội dung chăm sóc: + ... 2. Lần thứ 2, thứ 3...: Nội dung chăm sóc như lần thứ nhất hoặc tùy điều kiện chỉ vận dụng nội dung thích hợp 3. Bảo vệ: - ….. Biểu 3: Thiết kế chăm sóc bảo vệ rừng trồng năm thứ 2, 3... Tiểu khu: Khoảnh: Hạng mục Vị trí tác nghiệp Lô Lô Lô I. Đối tượng áp dụng (rừng trồng năm thứ II, III, vườn thực vật ..v.v..) II. Chăm sóc: 1. Lần thứ nhất (tháng .... đến ... tháng....) a. Trồng dặm. b. Phát thực bì: (toàn diện, theo băng, theo hố, hoặc không cần phát). c. Làm cỏ, xới đất, vun gốc, cày bừa đất v.v... d. Bón phân: (loại phân bón, liều lượng, kỹ thuật bón...) ……………… 2. Lần thứ 2, thứ 3,...: nội dung chăm sóc tương tự như lần thứ nhất hoặc tùy điều kiện chỉ vận dụng nội dung thích hợp. III. Bảo vệ: 1. Tu sửa đường băng cản lửa. 2. Phòng chống người, gia súc phá hoại …………………………….. …………………………….. Biểu 4: Chi phí trực tiếp cho trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng trồng 1. Tiểu khu: 4. Diện tích (ha): 2. Khoảnh: 5. Chi phí (1.000 đ): 3. Lô: TT Hạng mục Đơn vị tính Định mức Khối lượng Đơn giá Thành tiền Căn cứ xác định định mức, đơn giá (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) A Tổng = B Diện tích lô B Dự toán/ha (I+II) I Chi phí trồng rừng 1 Chi phí nhân công Xử lý thực bì Đào hố Lấp hố Vận chuyển cây con thủ công Vận chuyển và bón phân Phát đường ranh cản lửa Trồng dặm … 2 Chi phí máy thi công Đào hố bằng máy Vận chuyển cây con bằng cơ giới Ủi đường ranh cản lửa Chi phí trực tiếp khác 3 Chi phí vật liệu Cây giống Phân bón Thuốc bảo vệ thực vật … II Chi phí chăm sóc và bảo vệ rừng trồng 1 Năm thứ hai Công chăm sóc, bảo vệ Vật tư ……. 2 Năm thứ ba Công chăm sóc, bảo vệ Vật tư ………. 3 Năm thứ ... Công chăm sóc, bảo vệ Vật tư ……………. Biểu 5: Tổng hợp khối lượng thực hiện STT Hạng mục ĐVT (ha/lượt ha) Khối lượng Kế hoạch thực hiện Ghi chú Năm... Năm... Năm... 1 2 B. CẢI TẠO RỪNG TỰ NHIÊN NGHÈ;O KIỆT I. Lập thiết kế cải tạo rừng 1. Công tác chuẩn bị Thực hiện như đối với công tác chuẩn bị thiết kế trồng rừng. 2. Điều tra ngoại nghiệp a) Khảo sát xác định hiện trường khu thiết kế cải tạo rừng, xem xét sự phân bố của tài nguyên rừng, đánh giá mức độ phù hợp về đối tượng cải tạo. b) Phát đường ranh giới tiểu khu (nếu đường tiểu khu nằm trong vùng thiết kế) hoặc đường bao, đường khoảnh, đường lô khu thiết kế để tạo thuận lợi cho quá trình tác nghiệp ngoài hiện trường. c) Đo đạc để xây dựng bản đồ: - Dùng máy định vị GPS cầm tay đo đạc toàn bộ đường ranh giới bao khu vực thiết kế, khoảnh, lô. Các điểm xác định tọa độ phải có mốc đo đạc. d) Đóng mốc: Tại điểm, các đường ranh giới tiểu khu, đường khoảnh, đường lô giao nhau và trên đường ranh giới lô khi thay đổi góc phương vị phải đóng cọc mốc, trên mốc ghi số hiệu tiểu khu, khoảnh, lô và diện tích lô. Vật liệu làm mốc là các loại gỗ cứng hoặc cọc bê tông: Đối với mốc tiểu khu, đường kính 15 cm, cao 1,0 m, chôn sâu 0,5 m. Mốc khoảnh đường kính 12 cm, cao 1,0 m, chôn sâu 0,5 m và mốc lô đường kính 10 cm, cao 0,8 m, chôn sâu 0,4 m. e) Điều tra tài nguyên rừng. Tất cả các lô rừng thiết kế cải tạo phải điều tra xác minh tài nguyên rừng. - Phương pháp rút mẫu: Rút mẫu theo phương pháp hệ thống cho từng lô; tỷ lệ rút mẫu: 5% diện tích lô. Tối thiểu 3 ô tiêu chuẩn/lô; - Diện tích ô tiêu chuẩn: 500 m2, kích thước 20 m x 25 m. - Nội dung điều tra trong ô tiêu chuẩn: + Đo đường kính: Đo đường kính của tất cả những cây gỗ có đường kính D1,3 ≥ 6 cm; đo theo cấp kính 2 cm hoặc 4 cm. Xác định tên cây, phẩm chất từng cây theo 3 cấp (Tốt, trung bình, xấu); + Đo chiều cao vút ngọn của 3 cây sinh trưởng bình thường ở gần tâm ô tiêu chuẩn. Nếu số cây đo chiều cao trong các ô tiêu chuẩn của cùng một trạng thái chưa đủ 3 cây cho một cấp đường kính thì phải đo bổ sung thêm. g) Xác định sơ bộ các biện pháp kỹ thuật. Trên cơ sở hiện trạng rừng, xác định sơ bộ các biện pháp kỹ thuật cải tạo rừng, loài cây trồng đối với từng lô. h) Xác định các công trình hạ tầng cơ sở kỹ thuật: Vườn ươm, lán trại, đường vận chuyển cây con... 3. Tính toán nội nghiệp - Tính toán sản lượng khai thác tận dụng thực hiện theo quy định hiện hành về thiết kế khai thác. - Trên cơ sở các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá hiện hành, dự toán cho 1 ha, cho từng lô cải tạo và tổng dự toán cho toàn bộ diện tích. - Các số liệu điều tra, tính toán được thống kê theo mẫu biểu quy định trong phần II của mục này. - Xây dựng bản đồ. - Xây dựng báo cáo thuyết minh thiết kế cải tạo rừng. II. Hệ thống biểu kè;m theo Biểu 1: Hiện trạng tự nhiên đối tượng rừng cải tạo Tiểu khu: Khoảnh: Hạng mục Khảo sát Lô.... Lô.... Lô.... 1. Địa hình - Độ cao (tuyệt đối, tương đối) - Hướng dốc - Độ dốc 2. Đất a. Vùng đồi núi. - Đá mẹ - Loại đất, đặc điểm của đất. - Độ dày tầng đất mặt: m - Thành phần cơ giới: nhẹ, trung bình, nặng - Tỷ lệ đá lẫn: % - Độ nén chặt: tơi xốp, chặt, cứng rắn. - Đá nổi: % - Tình hình xói mòn mặt: yếu, trung bình, mạnh b. Vùng ven sông, ven biển: - Vùng bãi cát: + Thành phần cơ giới: cát thô, cát mịn, cát pha đất. + Tình hình di động của cát: di động, bán di động, cố định + Độ dày tầng cát. + Thời gian bị ngập nước. + Loại nước: ngọt, mặn, lợ. - Vùng bãi lầy: + Độ sâu tầng bùn. + Độ sâu ngập nước. + Loại nước: ngọt, mặn, lợ. + Thời gian bị ngập nước, chế độ thủy triều. 3. Thực trạng rừng - Trạng thái rừng - Trữ lượng rừng (m3/ha) - Chiều cao trung bình (m). - Đường kính trung bình - Độ tàn che 4. Cự ly vận chuyển cây con (m) và phương tiện vận chuyển. 5. Cự ly đi làm (m) và phương tiện đi lại Biểu 2: Các chỉ tiêu về sinh khối rừng cần cải tạo Tiểu khu: Khoảnh: Chỉ tiêu Lô Lô Lô Lô Lô 1. Phân bố số cây theo cấp đường kính 8cm - 20cm 21cm - 30cm 31 - 40cm >40cm Tổng số 2. Tổ thành theo số cây Loài 1 Loài 2 Loài 3 ……….. Tổng số 3. Tổ thành theo trữ lượng gỗ Loài 1 Loài 2 Loài 3 …………. Tổng số 4. Tổ thành theo nhóm gỗ Nhóm gỗ I Nhóm gỗ II Nhóm gỗ III ………. Tổng số (Tổ thành theo loài cây xác định cho 10 loài từ cao nhất trở xuống) Biểu 3: Sản lượng gỗ tận dụng trong các lô rừng cải tạo Tiểu khu: Khoảnh: Chỉ tiêu Lô Lô Lô Tổng số 1. Sinh khối - Trữ lượng cây đứng bình quân/ha - Diện tích lô - Trữ lượng cây đứng/lô 2. Sản lượng tận thu/lô - Gỗ lớn - Gỗ nhỏ - Củi 3. Sản lượng tận thu theo nhóm gỗ Nhóm gỗ I Nhóm gỗ II Nhóm gỗ III ….. Tổng số Biểu 4: Thiết kế cải tạo rừng và chăm sóc năm thứ nhất Tiểu khu: Khoảnh: Biện pháp kỹ thuật Lô thiết kế Lô ... Lô... … I. Xử lý thực bì: 1. Phương thức 2. Phương pháp 3. Thời gian xử lý II. Làm đất: 1. Phương thức: - Cục bộ - Toàn diện 2. Phương pháp (cuốc đất theo hố, kích thước hố, lấp hố...): - Thủ công - Cơ giới - Thủ công kết hợp cơ giới 3. Thời gian làm đất III. Bón lót phân 1. Loại phân 2. Liều lượng bón 3. Thời gian bón IV. Trồng rừng: 1. Loài cây trồng 2. Phương thức trồng 3. Phương pháp trồng 4. Công thức trồng 5. Thời vụ trồng 6. Mật độ trồng: - Cự ly hàng (m) - Cự ly cây (m) 7. Tiêu chuẩn cây giống (chiều cao, đường kính cổ rễ, tuổi) 8. Số lượng cây giống, hạt giống (kể cả trồng dặm) V. Chăm sóc, bảo vệ năm đầu: 1. Lần thứ nhất: (tháng ….. đến tháng …..) - Nội dung chăm sóc: + ... 2. Lần thứ 2, thứ 3...: Nội dung chăm sóc như lần thứ nhất hoặc tùy điều kiện chỉ vận dụng nội dung thích hợp 3. Bảo vệ: - ….. Biểu 5: Thiết kế chăm sóc bảo vệ rừng trồng năm thứ 2, 3... Tiểu khu: Khoảnh: Hạng mục Công thức kỹ thuật Lô Lô Lô I. Đối tượng áp dụng (rừng trồng năm thứ II, III, vườn thực vật ..v.v..) II. Chăm sóc: 1. Lần thứ nhất (tháng .... đến .. .tháng....) a. Trồng dặm. b. Phát thực bì: (toàn diện, theo băng, theo hố, hoặc không cần phát). c. Làm cỏ, xới đất, vun gốc, cày bừa đất v.v... d. Bón phân: (loại phân bón, liều lượng, kỹ thuật bón.,.) 2. Lần thứ 2, thứ 3,...: nội dung chăm sóc tương tự như lần thứ nhất hoặc tùy điều kiện chỉ vận dụng nội dung thích hợp. III. Bảo vệ: 1. Phòng chống lửa: làm mới, tu sửa đường băng cản lửa. 2. Phòng chống người, gia súc phá hoại: - -------- - -------- Biểu 6: Chi phí trực tiếp cho cải tạo rừng và chăm sóc bảo vệ rừng trồng 1. Tiểu khu: 4. Diện tích: 2. Khoảnh: 5. Chi phí 3. Lô: STT Hạng mục Đơn vị tính Định mức Khối lượng Đơn giá Thành tiền Căn cứ xác định định mức, đơn giá (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) A Tổng = B Diện tích lô B Dự toán/ha (I+II) I Chi phí trồng rừng 1 Chi phí nhân công Xử lý thực bì Lấp hố Đào hố Vận chuyển cây con thủ công Vận chuyển và bón phân Phát đường ranh cản lửa Trồng dặm …. 2 Chi phí máy thi công Đào hố bằng máy Vận chuyển cây con bằng cơ giới Ủi đường ranh cản lửa Chi phí trực tiếp khác 3 Chi phí vật liệu Cây giống Phân bón Thuốc bảo vệ thực vật …. II Chi phí chăm sóc và bảo vệ rừng cải tạo 1 Năm thứ hai Công chăm sóc, bảo vệ Vật tư 2 Năm thứ ba Công chăm sóc, bảo vệ Vật tư 3 Năm thứ ... Công chăm sóc, bảo vệ Vật tư Biểu 7: Tổng hợp khối lượng thực hiện STT Hạng mục ĐVT (ha/lượt ha) Khối lượng Kế hoạch thực hiện Ghi chú Năm... Năm... Năm... 1 2 C. HẠNG MỤC KHOANH NUÔI TÁI SINH TỰ NHIÊN VÀ KHOANH NUÔI TÁI SINH CÓ TRỒNG BỔ SUNG I. Lập thiết kế 1. Công tác chuẩn bị Thực hiện như đối với công tác chuẩn bị trồng rừng. 2. Công tác ngoại nghiệp a) Sơ thám khảo sát xác định hiện trường khu thiết kế khoanh nuôi tái sinh; b) Xác định đối tượng khoanh nuôi tái sinh; c) Xác định sơ bộ ranh giới tiểu khu, khoảnh (hoặc ranh giới khu thiết kế), ranh giới lô trên thực địa; d) Đo đạc đường ranh giới tiểu khu, khoảnh, đường lô và đóng mốc bảng; e) Điều tra thu thập số liệu về đất, hiện trạng thực bì và khả năng tái sinh, nguồn giống; g) Thu thập số liệu về dân sinh kinh tế xã hội của khu vực thiết kế. 3. Công tác nội nghiệp a) Tính toán diện tích lô thiết kế và tổng diện tích kế hoạch thực hiện trong năm; b) Xác định các biện pháp lâm sinh, trồng bổ sung (nếu có) và các biện pháp quản lý bảo vệ; c) Xác định thời hạn cần tác động; d) Dự toán kinh phí cho 01 ha; cho từng lô, từng biện pháp tác động và cho toàn bộ kế hoạch thực hiện trong năm; e) Lập bản đồ; g) Các số liệu điều tra, tính toán được thống kê theo mẫu biểu quy định tại phần II mục này; h) Xây dựng báo cáo thuyết minh. II. Biểu kè;m theo thuyết minh khoanh nuôi tái sinh tự nhiên, KNTS có trồng bổ sung cây lâm nghiệp Biểu 1: Khảo sát các yếu tố tự nhiên, sản xuất Tiểu khu: Khoảnh: Hạng mục Khảo sát Lô…. Lô.... Lô.... 1. Địa hình - Độ cao (tuyệt đối, tương đối) - Hướng dốc - Độ dốc 2. Đất - Đá mẹ - Loại đất, đặc điểm của đất. - Độ dày tầng đất mặt: m - Thành phần cơ giới: nhẹ, trung bình, nặng - Tỷ lệ đá lẫn: % - Độ nén chặt: tơi xốp, chặt, cứng rắn. - Đá nổi: % - Tình hình xói mòn mặt: yếu, trung bình, mạnh 3. Thực bì - Loại thực bì. - Loài cây ưu thế. - Chiều cao trung bình (m). - Tình hình sinh trưởng (tốt, trung bình, xấu). - Độ che phủ. - Mật độ tái sinh mục đích có chiều cao > 50 cm (cây/ha) - Gốc cây mẹ có khả năng tái sinh chồi (gốc/ha) - Cây mẹ có khả năng gieo giống tại chỗ (cây/ha) 4. Cự ly vận chuyển cây con (m) và phương tiện vận chuyển. 5. Cự ly đi làm (m) và phương tiện đi lại. Biểu 2: Thiết kế biện pháp tác động Tiểu khu: Khoảnh: Biện pháp kỹ thuật Lô thiết kế Lô ... Lô... ... I. Mức độ tác động thấp II. Mức độ tác động cao 1. Phát dọn dây leo bụi rậm 2. Cuốc xới đất theo rạch, theo đám 3. Tỉa dặm cây mục đích từ chỗ dầy sang chỗ thưa 4. Tra dặm hạt trồng bổ sung các loài cây mục đích 5. Sửa lại gốc chồi và tỉa chồi 6. Phát dọn, vun xới quanh cây mục đích cây trồng BS 7. Chặt bỏ cây cong queo, sâu bệnh, cây phi mục đích Biểu 3: Thiết kế trồng cây bổ sung Tiểu khu: Khoảnh: Biện pháp kỹ thuật Lô thiết kế Lô ... Lô ... I. Xử lý thực bì: 1. Phương thức 2. Phương pháp 3. Thời gian xử lý II. Làm đất: 1. Phương thức: - Cục bộ 2. Phương pháp (cuốc đất theo hố, kích thước hố, lấp hố...): - Thủ công 3. Thời gian làm đất III. Bón lót phân 1. Loại phân 2. Liều lượng bón 3. Thời gian bón IV. Trồng cây bổ sung: 1. Loài cây trồng 2. Phương thức trồng 3. Phương pháp trồng 4. Công thức trồng 5. Thời vụ trồng 6. Mật độ trồng: - Cự ly hàng (m) - Cự ly cây (m) 7. Tiêu chuẩn cây giống (chiều cao, đường kính cổ rễ, tuổi) 8. Số lượng cây giống, hạt giống (kể cả trồng dặm) V. Chăm sóc, bảo vệ năm đầu: 1. Lần thứ nhất: (Tháng ….. đến tháng ……) - Nội dung chăm sóc: + ... 2. Lần thứ 2, thứ 3...: Nội dung chăm sóc như lần thứ nhất hoặc tùy điều kiện chỉ vận dụng nội dung thích hợp 3. Bảo vệ: -…….. Biểu 4: Thiết kế chăm sóc bảo vệ cây trồng bổ sung năm thứ 2, 3... Hạng mục Công thức kỹ thuật I II III I. Đối tượng áp dụng: cây trồng bổ sung năm thứ II, III, II. Chăm sóc: 1. Lần thứ nhất (tháng .... đến ... tháng....) a. Trồng dặm. b. Phát thực bì: (toàn diện, theo băng, theo hố, hoặc không cần phát). c. Làm cỏ, xới đất, vun gốc, cày bừa đất v.v... d. Bón phân: (loại phân bón, liều lượng, kỹ thuật bón...) 2. Lần thứ 2, thứ 3,...: nội dung chăm sóc tương tự như lần thứ nhất hoặc tùy điều kiện chỉ vận dụng nội dung thích hợp. III. Bảo vệ: 1. Phòng chống lửa: làm mới, tu sửa đường băng cản lửa. 2. Phòng chống người, gia súc phá hoại: - ---------- - ---------- Biểu 5: Chi phí trực tiếp khoanh nuôi tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung Tiểu khu: Khoảnh: Lô: Diện tích: TT Hạng mục Đơn vị tính Định mức Khối lượng Đơn giá Thành tiền Căn cứ xác định định mức, đơn giá (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) A Dự toán lô (B DT lô) B Dự toán/ha (I+II) I Chi phí trồng cây bổ sung () 1 Chi phí nhân công Xử lý thực bì Lấp hố Đào hố Vận chuyển cây con thủ công Vận chuyển và bón phân Phát đường ranh cản lửa Trồng dặm … 2 Chi phí máy thi công Đào hố bằng máy Vận chuyển cây con bằng cơ giới Ủi đường ranh cản lửa Chi phí trực tiếp khác 3 Chi phí vật liệu Cây giống Phân bón Thuốc bảo vệ thực vật … II Chi phí chăm sóc và bảo vệ rừng khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung 1 Năm thứ hai Công chăm sóc, bảo vệ Vật tư 2 Năm thứ ba Công chăm sóc, bảo vệ Vật tư 3 Năm thứ ... Công chăm sóc, bảo vệ Vật tư () Chỉ trong trường hợp KNTS có trồng bổ sung Biểu 6: Tổng hợp khối lượng thực hiện STT Hạng mục ĐVT (ha/lượt ha) Khối lượng Kế hoạch thực hiện Ghi chú Năm... Năm... Năm... PHỤ LỤC IV MẪU VĂN BẢN LIÊN QUAN ĐẾN LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT, NGHIỆM THU CÔNG TRÌNH LÂM SINH (Ban hành kè;m theo Thông tư số 23/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 06 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Mẫu số 01 CHỦ ĐẦU TƯ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: ………… ……, ngày….. tháng.... năm …….. TỜ TRÌNH Thẩm định phê duyệt thiết kế, dự toán công trình lâm sinh Kính gửi: Các căn cứ pháp lý: …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… Chủ đầu tư trình thẩm định phê duyệt thiết kế, dự toán công trình lâm sinh với các nội dung chính sau: 1. Tên công trình lâm sinh 2. Thuộc dự án: 3. Chủ đầu tư, hình thức đầu tư - Chủ đầu tư: - Hình thức đầu tư: 4. Địa điểm công trình lâm sinh 5. Mục tiêu của công trình 6. Nội dung và qui mô của công trình ………. 7. Tổng mức đầu tư: Trong đó: a) Chi phí xây dựng b) Chi phí thiết bị c) Chi phí quản lý d) Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng đ) Chi phí khác, gồm e) Chi phí dự phòng …….. 8. Dự toán kinh phí và tiến độ giải ngân STT Nguồn vốn Tổng số Năm 20.. Năm 20.. Năm 20.. Tổng 9. Thời gian, tiến độ thực hiện: Stt Hạng mục Đơn vị tính Năm 20.. Năm 20.. Năm 20.. 10. Tổ chức thực hiện 11. Các nội dung khác: Chủ đầu tư trình... thẩm định phê duyệt thiết kế, dự toán công trình lâm sinh./. Nơi nhận: - Như trên; - Lưu: Chủ đầu tư (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
Mức độ TTHC chưa cung cấp DVCTT
Lệ phí
Phí
Cơ sở pháp lý
Danh sách biểu mẫu khong-co-file-dinh-kem

 

Theo báo cáo tại Đại hội, nhiệm kỳ 2022-2024, Hội đồng Quân nhân (HĐQN) Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện Bình Sơn đã tập trung quán triệt tốt chức năng, nhiệm vụ, phát huy dân chủ, quyền làm chủ của quân nhân trên tất cả các mặt công tác. Tập thể quân nhân được tham gia đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư nguyện vọng chính đáng của mình về chế độ tiêu chuẩn, quyền lợi theo quy định trên các mặt công tác quân sự, chính trị, hậu cần đời sống. Đồng thời, tham gia đóng góp ý kiến về các nội dung kế hoạch, phương hướng, biện pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện, diễn tập, hội thao, hội thi; duy trì thực hiện nền nếp chính quy trong đơn vị. Nhờ việc thực hiện tốt dân chủ về chính trị, quân sự và chuyên môn, kinh tế và đời sống, tập thể quân nhân đã phát huy trách nhiệm của mỗi quân nhân trong xây dựng cơ quan vững mạnh toàn diện. Quân nhân trong cơ quan xác định rõ chức trách, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Ban chấp hành HĐQN huyện Bình Sơn nhiệm kỳ 2024 - 2026.

Đại hội thảo luận, tập trung nhấn mạnh những hạn chế cần khắc phục trong hoạt động của Hội đồng Quân nhân nhiệm kỳ 2022-2024. Trên cơ sở đó làm rõ nguyên nhân dẫn đến những tồn tại đồng thời đề xuất một số giải pháp để Hội đồng nhiệm kỳ mới thực hiện tốt hơn.

Tập thể quân nhân bầu Hội đồng Quân nhân nhiệm 2024-2026 gồm 05 đồng chí; bầu Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng Quân nhân. Thiếu tá Lương Bá Tài, Phó Chỉ huy trưởng - ĐVTQ, Ban Chỉ huy Quân sự huyện được Đại hội tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quân nhân nhiệm kỳ 2024-2026.

29/03/2024

Tham dự kỳ họp có đồng chí Võ Văn Đồng, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Bình Sơn; đồng chí Nguyễn Tưởng Duy, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện; các đồng chí Phó chủ tịch HĐND, UBND huyện và các cơ quan, đơn vị, địa phương cùng các đại biểu HĐND huyện khóa XII, nhiệm kỳ 2021-2026.

Đồng chí Nguyễn Tưởng Duy, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện tặng hoa chúc mừng đồng chí Võ Thanh Tuấn được bầu bổ sung Ủy viên UBND huyện nhiệm kỳ 2021 – 2026

Trên cơ sở xem xét Tờ trình, dự thảo Nghị quyết của UBND huyện trình và Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - xã hội HĐND huyện; tại kỳ họp các đại biểu HĐND huyện tập trung thảo luận và biểu quyết thống nhất thông qua 11 dự thảo nghị quyết, trong đó có 09 dự thảo nghị quyết liên quan đến lĩnh vực đầu tư công nhằm cụ thể hóa chủ trương của cấp trên để triển khai, tổ chức thực hiện trên địa bàn huyện và 02 dự thảo nghị quyết liên quan đến công tác nhân sự.

            Các đồng chí chủ toạ kỳ họp

Bao gồm Nghị quyết về quyết định chủ trương đầu tư dự án: Trường Mầm non Mỹ Long An, xã Bình Minh; Nghị quyết về quyết quyết định chủ trương đầu tư dự án: Trường Mầm non Bình Thạnh; Nghị quyết về quyết định chủ trương đầu tư dự án: Trường Mầm non Bình Đông; Nghị quyết chủ trương đầu tư dự án: Sửa chữa, mở rộng, nâng cấp tuyến đường ĐH.04 (đoạn còn lại xã Bình Thanh và xã Bình Tân Phú); Nghị quyết về quyết định chủ trương đầu tư dự án: Trường THCS xã Bình Trung;  Nghị quyết về quyết định chủ trương đầu tư dự án: Trường Tiểu học số 2 xã Bình Hải;  Nghị quyết về quyết định chủ trương đầu tư dự án: Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên Bình Sơn; Nghị quyết về phân bổ kế hoạch vốn chuẩn bị đầu tư năm 2024; Nghị quyết về kế hoạch đầu tư công năm 2024 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (đợt 2); Nghị quyết về miễn nhiệm ủy viên UBND huyện đối với đồng chí Nguyễn Thị Tuyết Nhung do chuyển công tác khác và bầu bổ sung Ủy viên UBND huyện nhiệm kỳ 2021 – 2026 đối với đồng chí Võ Thanh Tuấn, Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện.

Các đại biểu tham dự kỳ họp

Các đại biểu biểu quyết thông qua dự Nghị quyết

Phát biểu tại kỳ họp, đồng chí Võ văn Đồng, Bí thư Huyện ủy,Chủ tịch HĐND huyện nhấn mạnh: Các Nghị quyết được thông qua tại kỳ họp có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển trước mắt và lâu dài của huyện Bình Sơn. HĐND huyện đề nghị sau kỳ họp này, UBND huyện, các cơ quan, đơn vị có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao trên cơ sở nguồn lực, bám sát tiêu chí, quy hoạch… tập trung tổ chức triển khai khẩn trương, quyết liệt, đồng bộ các giải pháp đảm bảo các nghị quyết của HĐND huyện đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả thiết thực../.

29/03/2024

Trong 3 năm qua, Ban Thường vụ Huyện ủy và các cấp ủy cơ sở trên địa bàn huyện Bình Sơn thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị, gắn việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước; quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVII đã đề ra.

  Các đồng chí chủ trì Hội nghị

Ban Thường vụ Huyện ủy đã chỉ đạo các chi, đảng bộ trực thuộc, các cơ quan, đơn vị lựa chọn thực hiện ít nhất 01 mô hình học tập và làm theo Bác phù hợp với từng cơ quan, đơn vị.   Thông qua học tập và làm theo Bác đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm có hiệu quả, sáng tạo, có sức lan tỏa sâu rộng trong toàn xã hội như:  “Gần dân, sát việc”; “4 đúng, 4 phải, 3 sát”; Mô hình vận động cán bộ, đảng viên, Nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa mới; Tiết kiệm trong tổ chức ma chay, hiếu, hỉ; Mỗi đảng viên vận động 02 hộ dân đi dự sinh hoạt khu dân cư, tổ dân phố; Vận động ít nhất 01 hộ dân không đổ rác thải, nước bẩn gây ô nhiễm môi trường; tiếp sức đến trường; người con hiếu thảo; thắp sáng ước mơ, chương trình Mẹ đỡ đầu kết nối tin quê.

Các đại biểu tham dự Hội nghị

Đặc biệt Mô hình “Tiết kiệm làm theo Bác” được đa số các chi, đảng bộ lựa chọn thực hiện và trở thành việc làm thường xuyên của các tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị và cán bộ, đảng viên trong toàn huyện. Qua đó đã vận động tiết kiệm được gần 4,4 tỷ đồng và gần 20.000 kg gạo hỗ trợ cho 2.025 đối tượng thuộc hộ nghèo, gia đình khó khăn, già yếu, ốm đau, học sinh nghèo vượt khó học giỏi, hỗ trợ quỹ khuyến học tại các địa phương.

Lãnh đạo huyện trao khen thưởng cho các tập thể

     Trao khen thưởng cho các cá nhân

Trong thời gian tới, để thực hiện có hiệu quả hơn nữa Kết luận số 01-KL/TW; Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Võ Văn Đồng yêu cầu các cấp ủy đảng, các cơ quan đơn vị trên địa bàn huyện tiếp tục lãnh đạo tổ chức thực hiện việc học tập làm theo Bác gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, đơn vị. Trong đó, chú trọng thực hiện nghiêm túc, cụ thể hóa các chủ trương của Trung ương, của tỉnh theo Kết luận số 01-KL/TW, Chỉ thị 05; nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về nội dung, ý nghĩa của tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh để không ngừng rèn luyện, tu dưỡng. Xây dựng nhân rộng mô hình học và làm theo Bác hiệu quả hơn nữa để lan tỏa sâu rộng các điển hình tiên tiến.

                    Quang cảnh hội nghị

Dịp này Huyện Bình Sơn đã  khen thưởng cho 10 tập thể và 9 cá nhân có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2023./.

29/03/2024

Tại buổi đối thoại cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách, xã Bình Nguyên đã có 9 lượt ý kiến liên quan đến các vấn đề như: Cần hỗ trợ kinh phí hoạt động cho người cao tuổi; người phụ trách thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần hướng dẫn cho nhân dân kĩ hơn về cá thủ tục hồ sơ; sớm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân ở những vùng dồn điền đổi thửa; có biện pháp khắc phục tình trạng ngập úng do các công trình gây ra; đầu tư kinh phí đắp đê ngăn mặn để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

        Cán bộ xã Bình Nguyên kiến nghị nhiều vấn đề cần giải quyết tại địa phương

Cán bộ xã Bình Nguyên cũng kiến nghị tăng cường tuần tra về trật tự an toàn giao thông và trật tự xã hội trên địa bàn; cần qui hoạch nghĩa địa cho nhân dân thôn Châu Tử và bê tông các tuyến đường còn lại ở thôn Châu Tử; cần sớm cấp thẻ đảng cho đảng viên mới kết nạp.

Cán bộ công chức xã Bình Nguyên kiến nghị tại buổi đối thoại

Qua các kiến nghị, Bí thư Huyện ủy Bình Sơn đề nghị lãnh đạo UBND huyện cũng như các ngành chức năng liên quan giải đáp từng nội dung kiến nghị, đề xuất của cán bộ xã Bình Nguyên. Những nội dung nào chưa có quy định, vượt thẩm quyền thì cũng phải thông báo cụ thể để cán bộ địa phương nắm bắt.

Cán bộ, công chức xã Bình Nguyên tham dự buổi tiếp xúc, đối thoại

Qua buổi đối thoại tiếp xúc, đã giúp đồng chí Bí thư Huyện ủy nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và những kiến nghị, đề xuất của cán bộ xã Bình Nguyên trong việc triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, những vấn đề vướng mắc, bất cập hoặc những vấn đề mới phát sinh từ thực tiễn để lãnh đạo, chỉ đạo xử lý kịp thời tại cơ sở./.

27/03/2024

Tham dự Hội nghị tập huấn có đồng chí Phạm Xuân Duệ, Chánh Thanh tra tỉnh; các Báo cáo viên của Thanh tra tỉnh và hơn 130 cán bộ, công chức, viên chức thực hiện, tham mưu công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị, tranh chấp đất đai; phòng, chống tham nhũng của các cơ quan, đơn vị huyện; Chủ tịch UBND, công chức Địa chính - Xây dựng, Tư pháp - Hộ tịch, Văn phòng - Thống kê các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Tại Hội nghị, các thành phần tham dự được các Báo cáo viên của Thanh tra tỉnh triển khai, tập huấn với 04 chuyên đề về: (1) Kỹ năng tiếp công dân, xử lý đơn; (2) Kỹ năng giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị và tranh chấp đất đai; (3) Một số nội dung trong công tác Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; (4) Số hóa dữ liệu theo Nghị định số 55/2022/NĐ-CP ngày 23/8/2022 của Chính phủ quy định cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Ngoài các nội dung tập huấn, đồng chí Phạm Xuân Duệ, Chánh Thanh tra tỉnh; các Báo cáo viên của Thanh tra tỉnh và đồng chí Bùi Thị Thủy, Phó Chánh Thanh tra huyện đã trực tiếp trao đổi, giải đáp thắc mắc về 04 chuyên đề tập huấn và những khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng các quy định pháp luật, những tình huống phức tạp và những vấn đề đặc thù của các địa phương hay gặp phải trong quá trình thực thi công vụ.

Báo cáo viên triển khai các chuyên đề tại Hội nghị tấp huấn

Qua tập huấn nhằm giúp cho cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị ở huyện và UBND các xã, thị trấn nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực quản lý nhà nước và nâng cao kiến thức pháp luật, trang bị thêm những kỹ năng, nghiệp vụ để áp dụng pháp luật trong thực thi nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện xây dựng, cập nhật, quản lý, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

27/03/2024

Visitor Statistic

Currently Online: 909

Total Visit: 7601268

Cổng thông tin điện tử huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

Trưởng Ban biên tập: Phạm Quang Sự - Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn

Điện thoại: 0255.3851261; Email: binhson@quangngai.gov.vn;

Địa chỉ: Số 395 đường Phạm Văn Đồng - TDP 4 thị trấn Châu Ổ, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

ipv6 ready